Bí quyết ôn thi môn Hóa
Làm nhiều đề thi để có kỹ năng, kỹ xảo tính toán
Thầy Nguyễn Xuân Sinh - Tổ trưởng môn Hóa (Trường THPT Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chia sẻ: Để triển khai kế hoạch ôn thi tốt nghiệp và đại học, trường đã tăng số tiết học từ 3 lên 4 tiết/tuần (Số tiết chuẩn của Bộ là 3). Yêu cầu các giáo viên trong tổ tiếp tục xây dựng và sử dụng tốt ngân hàng đề ôn thi tốt nghiệp. Chú ý các dạng bài mà đề thi các năm trước để ôn tập cho HS; Sử dụng có hiệu quả các tài liệu hướng dẫn và giới hạn nội dung ôn thi tốt nghiệp; giáo viên kiểm tra chặt chẽ hơn việc học tập, ôn tập của học sinh; Tư vấn với nhà trường tổ chức các đợt thi thử, kiểm tra chất lượng ôn thi tốt nghiệpvà thi đại học, cao đẳng.
Giúp học sinh nắm một cách cơ bản nhất kiến thức môn Hóa học, giáo viên cần có giáo án hợp lý (phù hợp với đối tượng học sinh, cô đọng kiến thức, không dàn trải, có các ví dụ tương tự để HS áp dụng làm quen và phát triển...), quản lý giờ dạy nghiêm túc (yêu cầu HS làm bài, không ỷ lại, tự giác làm các bài tập về nhà...), sử dụng phương tiện dạy học để gây hứng thú với học sinh (máy chiếu, thí nghiệm...)
Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều tối quan trọng là các em phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. Lý thuyết của Hóa học không cứng nhắc và cũng không giản đơn, không thể ôn tập bằng cách “đọc chay” hay “học vẹt” mà phải bằng cách luyện tập, thường xuyên ghi chép, viết ra vở thì mới hiểu và nhớ lâu được. Với đặc trưng là môn thi trắc nghiệm, nội dung ôn thi rộng, để bài thi đạt điểm cao, HS phải có kiến thức vững vàng; làm nhiều đề thi để có kỹ năng, kỹ xảo tính toán. HS cũng cần phải kết hợp tốt việc tính toán cụ thể (định lượng) để đưa ra kết quả với việc dự đoán (định tính) kết quả, giúp cho việc đưa ra đáp án chính xác và nhanh chóng.
Khi giải một bài tập trắc nghiệm, nhất thiết phải bám sát và đối chiếu liên tục với 4 đáp án mà đề bài đưa ra, để từ đó có những nhận định đúng đắn và phù hợp…
Nguyễn Đức Anh Minh, HS lớp 12H (Trường THPT Lam Sơn, Thanh Hóa), vừa đạt giải Nhì quốc gia môn Hóa học chia sẻ: Để đạt được kết quả cao, phải hệ thống lại các tính chất hóa học ngay trên lớp sao cho thật ngắn gọn, dễ hiểu.
Khi đọc được những kiến thức mới và hay thì nên đánh dấu và ghi chép lại. Khi gặp những bài khó cần kiên nhẫn, nếu không hiểu thì phải hỏi ngay thầy cô. Với những bài làm sai thì cần tìm ra nguyên nhân xem sai ở đâu để có thể khắc phục và không bị mắc phải lỗi sai ấy lần nữa.
Quan tâm đến các hiện tượng hóa học trong thiên nhiên và các cuộc sống hàng ngày, vận dụng các kiến thức đã học để giải thích chúng. Kinh nghiệm của mình là hãy sưu tập những câu hỏi hay, thậm chí cả những cách giải hoặc phương pháp đặc biệt học tập được từ bạn bè vào một cuốn sổ. Ôn lại kiến thức thường xuyên và áp dụng những phương pháp này vào bài thi, rất hữu hiệu.
Minh Đức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Cô gái 20 tuổi gốc Ấn Độ lấy cùng lúc 5 anh em: Gia đình một vợ và 5 chồng, 6 người hiện nay ra sao?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?