Bộ tộc săn người cuối cùng ở Ấn Độ
Đây là bộ tộc lớn nhất trong số 16 bộ tộc sống ở bang Nagaland heo hút ở miền đông bắc Ấn Độ. Người Konyak là các chiến binh trước đây khét tiếng tàn bạo, chuyên đánh nhau giữa các làng để giành đất và khẳng định sức mạnh.
Do vậy, các khu làng của người Konyak luôn nằm trên các đỉnh núi, đồi để tiện canh gác và phát hiện kẻ thù tấn công.
Thế hệ cuối cùng
Theo tập tục bộ lạc đã có từ hàng thế kỷ nay, cho tới tận khi tập tục man rợ này bị cấm hồi thập niên 1940, người Konyak chuyên đi săn người một cách tàn bạo.
Giết chết và bêu đầu kẻ thù được coi là điều cần có để các bé trai trở nên trưởng thành, và những ai đạt được 'thành tích' đó sẽ được thưởng bằng hình xăm quý lên khuôn mặt.
Với vụ săn người cuối cùng tại Nagaland được tường thuật là diễn ra hồi 1969, những già làng trong bộ tộc này, như Pangshong (người trong hình), trở thành những người thuộc thế hệ cuối cùng có vết xăm đánh dấu chiến tích trên mặt.
Đầu lâu
Các đoạn xương trâu, hươu, lợn lòi, chim hồng hoàng và mithun (một loại bò nhưng đi lại chậm chạp, chỉ có ở đông bắc Ấn Độ) được treo trang trí ở trên tường nhà mọi gia đình Konyak như những chiến tích săn bắn truyền qua các thế hệ.
Hồi bộ tộc này còn duy trì thói quen săn người, đầu lâu kẻ thù cũng được treo lên, nhưng từ khi việc săn người bị cấm thì các xương sọ được gỡ đi và đem chôn.
Rộng rãi
Các căn chòi của người Konyak chủ yếu được dựng từ tre. Chúng rất rộng rãi, được chia thành một số phần gồm các phòng lớn để nấu nướng, ăn tối, để ngủ và để cất đồ
Rau quả, ngô và thịt được treo bên trên bếp lửa đặt giữa nhà. Gạo, thứ lương thực chính của người Konyak Naga, thường được cất trong các bồ tre lớn để phía sau nhà.
Trong hình chụp là một phụ nữ Konyak có tên là Wanlem đang dùng chày gỗ giã gạo để chuẩn bị cho món cơm nếp truyền thống.
Một bộ tộc, hai quốc gia
Longwa tồn tại từ lâu trước khi đường biên được định ra giữa Ấn Độ và Myanmar hồi năm 1970.
Không biết nên phân chia cộng đồng giữa hai quốc gia ra sao, giới chức đã quyết định rằng đường biên giới sẽ chạy qua giữa khu làng nhưng không làm xáo trộn bộ tộc này.
Ngày nay, Longwa nằm chính giữa đường biên giới quốc tế, với một bên cột mốc viết tiếng Miến Điện còn một bên viết tiếng Hindi.
Ngôi nhà quốc tế
Đường biên giới thậm chí còn chạy ngang giữa ngôi nhà của vị trưởng làng, khiến người ta đùa rằng ông ăn kiểu Ấn và ngủ kiểu Miến.
Tụ họp gia đình
Konyak vẫn được điều hành bởi những vị tù trưởng được truyền chức đời này qua đời khác, mà tiếng địa phương gọi là “Angh”, và một hoặc một số các ngôi làng có thể tuân theo luật lệ của từng vị tù trưởng.
Tình trạng đa thê khá phổ biến trong các vị tù trưởng và người đứng đầu Longwa có nhiều con với nhiều bà vợ khác nhau.
Trong hình là một số trẻ em của bộ tộc đang tụ tập quanh đống lửa.
Thay đổi đức tin
Người Konyak từng theo thuyết duy tâm, thờ phụng các yếu tố tự nhiên cho tới khi các nhà truyền giáo Thiên chúa La Mã tới nơi, hồi cuối thế kỷ 19.
Tới cuối thế kỷ 20, hơn 90% bang này đón nhận Thiên chúa giáo làm tôn giáo của mình.
Ngày nay, hầu hết các ngôi làng tại Nagaland đều có ít nhất một nhà thờ Thiên chúa.
Nhà thờ của Longwa nằm trong một cánh đồng rộng lớn trên đỉnh núi, ngay bên dưới ngôi nhà của tù trưởng làng.
Truyền thống hàng tuần
Phụ nữ mặc váy Naga truyền thống từ nhà thờ ra về vào sáng Chủ Nhật.
Nền văn hóa bị biến mất
Một nhóm người già Konyak tụ tập quanh bếp lửa, nhai hạt trầu không, ngô rang và thư giãn.
Với sự bắt rễ của Thiên chúa giáo, nhiều tập tục truyền thống của bộ tộc như việc luyện cho các bé trai trở thành các chiến binh và dạy cho chúng về đức tin của bộ tộc đối với những tòa nhà cộng đồng, được gọi là Morung, hầu như đã biến mất.
Kỷ vật trang trí
Thói quen đeo đồ trang sức sặc sỡ đang ngày càng ít đi.
Trước đây, cả đàn ông và đàn bà đều đeo kiềng và vòng cổ. Các lá đồng được dùng trong vòng đeo cổ của đàn ông để thể hiện số đầu kẻ thù mà họ đã chặt được.
Thay đổi
Nằm ở nơi mà xã hội văn minh chưa với tới, Longwa là một bộ sưu tập các ngôi nhà gỗ lợp mái rạ.
Nhưng đây đó cũng có những mái tôn và những mảnh tường xây bằng xi măng, cho thấy những đổi thay đang dần đến với nơi hoang vắng này, đánh dấu cho cuộc hôn nhân không thể tránh khỏi giữa quá khứ và hiện tại. (Các hình sử dụng trong bài là của Neelima Vallangi)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào