Khám phá

Cận cảnh hành tinh thứ 9 mới phát hiện trong hệ mặt trời

(DNVN) - Quỹ đạo của hành tinh thứ 9 vừa được phát hiện này cách xa Trái đất 20 lần so với quỹ đạo sao Hải Vương, hiện là hành tinh ở cách Mặt trời xa nhất.

Trong hệ mặt trời của chúng ta có hành tinh thứ chín, kích thước của nó xấp xỉ bằng kích thước của sao Hải Vương. Phát hiện này đã được thực hiện bởi các nhà thiên văn học Viện Công nghệ California là Michael Brown và Konstantin Batygin. Các nhà khoa học đã công bố kết quả công việc của mình trên The Astronomical Journal.

Minh họa “Hành tinh thứ 9” của Hệ Mặt trời.

Hành tinh được tìm thấy bằng cách phân tích toán học các nhiễu loạn đối với rất nhiều vật thể băng giá của cái gọi là Vành đai Kuiper — một khu vực vũ trụ rộng lớn, bên ngoài quỹ đạo sao Diêm Vương (còn gọi là Pluto), ngôi sao có hàng tỷ thiên thể quay xung quanh.

Các tính toán cho thấy hành tinh thứ chín quay xung quanh mặt trời ở khoảng cách 20 lần quỹ đạo của sao Hải Vương, khối lượng của nó gấp 10 lần khối lượng của Trái Đất. Do hành tinh này ở quá xa mặt trời nên hầu như không thể nhìn thấy và nó quay một vòng xung quanh mặt trời mất khoảng 10 000 — 20 000 năm.

Giáo sư Mike Brown đối diện với hình ảnh quỹ đạo được cho là của hành tinh mới trong Hệ Mặt trời.

Bão Mặt trời

Ảnh chụp núi lửa Pavlov ở Alaska từ ISS.
Trái đất nhìn từ quỹ đạo của Mặt trăng.

Sao Hỏa lúc bình minh.

Ảnh bề mặt Sao Hỏa do camera HiRISE thực hiện.

Ảnh màu nhân tạo của Sao Thủy thể hiện tính chất khoáng vật học và hóa học bề mặt đất.

 

Một góc Sao Mộc.

Bắc Cực trên Sao Kim

Nên đọc
Tùng Bách (Theo AFP)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo