Cây trồng biến đổi gen tạo cơ hội giúp các nước nghèo
Đó là nhận định của Giáo sư Lê Đình Lương – Chủ tịch hội di truyền Việt Nam trong hội thảo “Ứng dụng giống và sản phẩm cây trồng biến đổi gen trong nông nghiệp” chiều 15/11.
Thực phẩm từ cây trồng biến đổi gen có an toàn không?
Giáo sư Lê Đình Lương khẳng định: Bản chất của vật liệu và công nghệ là tự nhiên. Sinh vật biến đổi gen được hiểu đơn giản là hiện tượng một sinh vật bất kỳ có một hoặc một vài gen hay vài phân tử AND được biến đổi bằng công nghệ sinh học hiện đại thì gọi là sinh vật biến đổi gen.
Ông khẳng định: có một sự nhất trí rộng rãi trên cơ sở khoa học rằng, thực phẩm bắt nguồn từ biến đổi gen có tính an toàn với sức khỏe con người không kém các thực phẩm truyền thống. Ngoài ra, các giống biến đổi gen còn đưa lại nhiều lợi ích cho môi trường.
Thế giới trong hơn 20 năm nghiên cứu với tổng số 610 công trình đã được công bố chứng minh tính vô hại của sinh vật biến đổi gen; trong khi đó, không có công trình khoa học nào chứng minh cho điều ngược lại.
Dù vậy, trên thế giới cũng đã từng có những sự đấu tranh quyết liệt phản đối ứng dụng của cây trồng biến đổi gen.
Tiêu biểu là câu chuyện của nhà hoạt động môi trường nước Anh mang tên Mark Lynas.
Ngày 23/08/1996, Mark Lynas đã tuyên bố “Sinh vật biến đổi gen là mối nguy hiểm lớn” trong hội thảo “Đối mặt những thách thức về an toàn thực phẩm do công nghệ sinh học tạo ra”. Ông đã từng là một thành viên tích cực chống phá những dự án cây trồng biến đổi gen.
Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 2011, Lynas bắt đầu đọc các tài liệu khoa học và nhận ra rằng những điều ông nghĩ trước đó hoàn toàn là sai lầm. Ông xin lỗi vì đã nhiều đêm tham gia đập phá các thử nghiệm đồng ruộng của các dự án trồng cây biến đổi gen.
Lynas đã từng chia sẻ rằng: “Giờ đây tôi tin rằng nhiều người đã chế một cách vô ích vì những sai lầm mà chúng tôi đã phạm phải khi gây nên nỗi khiếp sợ với cây trồng biến đổi gen (ý nói những người chết đói vì thiếu ăn do canh tác lạc hậu). Vì thế, chỉ nói xin lỗi rồi bỏ qua là chưa đủ. Một sự đền bù nào đó cần được thực hiện”.
Thực tế trên thế giới, công nghệ sinh học ứng dụng cây trồng biến đổi gen phát triển một cách đáng kinh ngạc. Từ năm 1996 đến 2011, tổng diện tích trồng cây trồng biến đổi gen đã tăng đến 94 lần, từ 17.000 km2 lên đến 1.600.000 km2. Năm 2011, 11 giống chuyển gen khác nhau đã được thương mại hóa trên 160 triệu ha tại 29 nước.
Giúp các nước nghèo
Theo Giáo sư Lê Đình Lương, Công nghệ tạo ra cây trồng biến đổi gen có những tính ưu việt vượt trội và là một cơ hội giúp các nước nghèo thực hiện những điểu không thể làm được bằng những kỹ thuật chọn giống cây trồng truyền thống. Hơn thế, đầu tư cho công nghệ này không quá tốn kém nhiều chi phí. Chỉ ở quy mô doanh nghiệp hoặc có thể là cá nhân với chi phí đầu tư gần 10 tỷ là có thể mở phòng thí nghiệm nghiên cứu tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen.
Ngoài ra, ứng dụng của công nghệ này chính xác hơn rất nhiều và giúp công việc canh tác trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn. Đặc biệt là, việc áp dụng công nghệ mới sẽ giúp tăng năng suất nông nghiệp lên từ 2 đến 3 lần. Công nghệ sinh học hiện đại còn có thể nâng cấp mạnh mẽ hệ thống chăm sóc y tế và công nghiệp dược phẩm.
Nói về thực trạng ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam, giáo sư Lê Đình Lương vẫn khẳng định rằng vẫn còn nhiều điều bất ổn.
Trong khi từ phía Nhà nước, Chính phủ đã thể hiện sự ủng hộ từ đầu với những văn bản từ bộ Khoa học Công nghệ và sau đó là Bộ Tài nguyên Môi trường đưa công nghệ biến đổi gen thành một trong bốn công nghệ ưu tiên phát triển.
Giữa tháng 8/2014, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký quyết định cấp Giấy xác nhận cho 4 giống ngô BĐG đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, bao gồm: MON 89034 và NK603 của Cty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto); Bt 11 và MIR162 của Cty TNHH Syngenta Việt Nam. Quyết định này nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm bớt gánh nặng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.
Từ phía nông dân cũng đồng tình ủng hộ sau kết quả thử nghiệm trồng đại trà ngô biến đổi gen năm 2013 không những chấp nhận mà còn tỏ ra rất đồng tình.
Tuy vậy, cây trồng biến đổi gen vẫn chưa thể nhân rộng và mang lại hiệu quả cao về năng suất và kinh tế cho con người Việt Nam.
Giáo sư Lương cho rằng, khó khăn phần nhiều là ở truyền thông và các nhà khoa học.
Truyền thông vẫn chưa thực sự vào cuộc để tuyên truyền cho người dân thực sự hiểu những vấn đề liên quan đến cây trồng biến đổi gen và những hiệu quả nó mang lại.
Về phía các nhà khoa học, cũng chưa có sự thống nhất giữa các ý kiến. Có những người vẫn lửng lơ cho rằng: Cái gì cũng có mặt trái của nó và chưa thực sự tin là cây trồng công nghệ biến đổi có những hiệu quả rất tốt và không gây hại gì cho sức khỏe con người.
Chính điều này gây nên sự khó dễ cho những nhà hoạch định chính sách và cả những người nông dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm