Quốc tế

Chiến đấu cơ J-10B của Trung Quốc 'rủ nhau' chết máy giữa trời

(DNVN) - Việc một máy bay chiến đấu J-10B của Trung Quốc bị chết động cơ khi đang bay đã 'dội gáo nước lạnh' vào những nỗ lực tự chế tạo động cơ máy bay của nước này trong suốt thời gian qua.

Theo tin tức được đăng tải trên tờ China Daily News ngày 12/10, trước khi gặp nạn, phi công có tên Li Tong, trung đoàn trưởng một trung đoàn của quân khu Thẩm Dương đang điều khiển chiến đấu cơ J-10B bay tập luyện ở độ cao 3.500 m thì chết động cơ.

Ngay sau đó, chiếc máy bay rơi xuống huyện Bì, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.

Hiện trường vụ máy bay chiến đấu J-10B rơi cho đang bay thì... chết động cơ.
Hiện trường vụ máy bay chiến đấu J-10B rơi cho đang bay thì... chết động cơ.

Nguyên nhân tai nạn được xác định do động cơ AL-31 trên chiếc J-10B bất ngờ trục trặc. Tại thời điểm đó, máy bay đang ở độ cao chỉ 3400 – 3500m. Tháp kiểm soát không lưu đã ra lệnh cho phi công thoát hiểm nếu không thể kiểm soát máy bay ở độ cao trên 1000m.

Tuy nhiên, nhận thấy máy bay khi đó đang ở trên hai khu dân cư, Li Tong đã không thoát ra ngay mà cố gắng điều khiển cho máy bay ra xa khu vực này, và chỉ bung dù khi còn cách mặt đất 351m. Hiện, phi công này đang được tung hô như anh hùng vì đã dũng cảm điều khiển máy bay ra khỏi khu đông dân cư trước khi bật ghế thoát hiểm.

Được biết, đây là lần thứ 2 chỉ trong vòng chưa đầy một năm tiêm kích J-10B trang bị động cơ nội địa của Trung Quốc đang bay bỗng dưng chết máy. Vụ việc trước đó xảy ra ngày 15/11 năm ngoái khi một chiếc J-10B đang thực hiện bay huấn luyện thì bất ngờ chết máy và bị rơi khiến 7 người thương vong.

Một chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc từng bị rơi tại Thành Đô tháng 11/2014.
Một chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc từng bị rơi tại Thành Đô tháng 11/2014.

Theo báo Russian Military Messenger (Nga), gần như chắc chắn rằng, cả 2 chiếc J-10B gặp nạn này đều được trang bị động cơ WS-10 do Trung Quốc phát triển theo nguyên mẫu của Nga.

 

 

 

 

J-10B là biến thể nâng cấp từ mẫu J-10 với một loạt công nghệ cải tiến mới như dùng cửa hút không khí kiểu DSI đem lại sự ổn định cao hơn, trang bị hệ thống radar chủ động, cảm biến hồng ngoại IRST, tích hợp hệ thống chiến tranh điện tử thế hệ mới và đặc biệt là dùng động cơ nội địa WS-10 của Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc không thể tự thiết kế và sản xuất động cơ hoàn hảo cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của nước này. Trong những năm qua, để giải quyết nhược điểm này, Công ty động cơ máy bay Thẩm Dương đã nỗ lực phát triển động cơ phản lực WS-10.

Việc lắp đạt động cơ WS-10 cho máy bay J-10B đã được Trung Quốc tiến hành từ năm 2011, tuy nhiên theo nguồn tin từ báo Russian Military Messenger, hiện số lượng động cơ WS-10 trang bị cho máy bay J-10, J-10B, J-11B, J-15 đưa về nhà máy bảo trì vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.

Phần lớn số động cơ WS-10 đã được lắp trên những chiến đấu cơ trên cho thấy hiệu suất hoạt động không đáng tin cậy. Việc sử dụng động cơ này có thể gây nguy hiểm cho chính máy bay trong điều kiện không chiến tốc độ cao.

 

Dương Dương (Theo People Daily News)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo