Chữa vô sinh nhờ tế bào gốc
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã có thể chuyển đổi tế bào da ở người trong phòng thí nghiệm thành “tế bào mầm sinh dục” thường chỉ xuất hiện bên trong tinh hoàn và buồng trứng, từ đó phát triển thành tinh trùng và trứng thực thụ. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình chế tạo tế bào giới tính nam và nữ trong ống thí nghiệm.
Theo thời gian, các nhà khoa học hy vọng có thể tạo ra tế bào tinh trùng từ da đàn ông và trứng từ da phụ nữ, cho phép những người không thể tạo thành tế bào giới tính, còn gọi là giao tử, vẫn có thể sinh con cùng huyết thống nhờ vào sự hỗ trợ của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Trong tương lai, các chuyên gia cho rằng hướng phát triển này cũng hỗ trợ bổ sung kiến thức để con người hiểu rõ hơn những thay đổi về biểu sinh bên trong tế bào người, góp phần vào tình trạng lão hóa và ung thư, từ đó biết thêm về cơ chế tái lập trình tế bào da người trở thành trứng và tinh trùng, theo Giáo sư Azim Surani của Đại học Cambridge (Anh). “Đây là bước đầu tiên cho thấy chúng ta có thể tạo thành tế bào mầm sinh dục mà không cần cấy trở lại bệnh nhân để kiểm tra khả năng của chúng. Tôi cho rằng chỉ mất khoảng 5 - 7 là năm chúng ta có thể đạt được mức độ đó, và thêm vài năm nữa trước khi áp dụng trong điều trị thực tế”, theo báo Independent UK dẫn lời Giáo sư Surani.
Trước đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh có thể tạo ra tế bào giới tính từ tế bào da ở chuột thí nghiệm, và kết quả của quá trình này là trứng - tinh trùng có thể được thụ tinh thành công. Phôi được đặt vào tử cung chuột mang thai hộ và cho ra đời chuột con khỏe mạnh. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa ai chứng tỏ được có thể vượt qua bước đầu tiên của quá trình này với tế bào da người. Nhóm của Giáo sư Surani đã làm được điều đó khi cưỡng bách tế bào da thành tế bào gốc và kế đến kích hoạt gien chủ chốt gọi là Sox17 để “bật” cơ chế chuyển đổi từ tế bào gốc thành tế bào mầm sinh dục. Bước kế tiếp là chế tạo tinh hoàn hoặc buồng trứng nhân tạo bằng cách nuôi trên đĩa thí nghiệm, với tế bào mầm sinh dục sẽ tăng trưởng và phân chia thành tinh trùng và trứng trưởng thành.
Điểm quan trọng trong cuộc nghiên cứu được đăng trên chuyên san Cell là các tế bào mầm sinh dục khi bị tước bỏ các hóa chất bao quanh ADN của nhiễm sắc thể đã dẫn đến sự thay đổi trong biểu sinh và từ đó bẻ hướng phát triển của tế bào ban đầu. Hướng tiếp cận này cho phép hiểu rõ hơn về cơ chế lão hóa và ung thư do các tế bào mầm sinh dục trên thực tế là bất tử do vai trò của chúng trong việc đảm bảo thông tin di truyền sẽ được lưu truyền qua các thế hệ. Việc xóa bỏ các thông tin biểu sinh bảo đảm rằng ít nhất là hầu hết các đột biến biểu sinh đều bị tẩy trắng, từ đó tạo điều kiện cho sự “trẻ hóa” dòng giống, theo phân tích của giới chuyên gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Bí mật bên trong ngôi làng sống trường thọ nhất thế giới, người dân uống 1 thứ này để trường sinh
Bí ẩn về ‘xác ướp người ngoài hành tinh’ của Peru ngày càng rõ ràng, phân tích DNA không phải con người
Nhặt được 500 nghìn liền đi mua vé số, người đàn ông sung sướng khi trúng giải độc đắc 25 tỷ đồng
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ
Rùng mình ‘lời nguyền’ của dòng họ vĩ đại nhất nước Mỹ: Ám ảnh bi kịch tang tóc đeo bám 7 thập kỉ