Khám phá

Chức danh giáo sư Nhà nước: Chưa thu hút được trí thức ở nước ngoài

469 người vừa được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS) và Phó GS năm 2012. Trong số này có 427 Phó GS và 42 GS (2 người được đặc cách).

Người đạt chức danh GS trẻ nhất năm nay là ông Phùng Hồ Hải (GS) Phó Viện trưởng Viện Toán học, sinh năm 1970 và Phó GS trẻ nhất là Nguyễn Khánh Diệu Hồng (Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa) sinh năm 1981.

GS TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước cho biết, số lượng những người được xét đạt các chức danh GS và PGS năm nay cao hơn năm trước; độ tuổi trẻ hơn và chất lượng ứng viên ngày càng tốt hơn; đặc biệt, số lượng các bài báo của các ứng viên được đăng trên các báo, tạp chí khoa học có uy tín của quốc tế cao hơn nhiều so với năm trước; bên cạnh các ngành khoa học tự nhiên,
khoa học công nghệ có sự nở rộ của các ứng viên ngành y; trình độ tiếng Anh của ứng viên tốt hơn do trẻ hơn…

 

 

 

GS. TSKH Trần Văn Nhung.



Vì sao năm nay vắng bóng các ứng viên đang học tập nghiên cứu hoặc giảng dạy ở nước ngoài, thưa ông?

Không phải năm nào cũng có những ứng viên “đặc biệt” như thế. Trên thực tế, mới chỉ có GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS TSKH Nguyễn Ngọc Thành.

Khi xây dựng quy chế, chúng tôi đã nhắm đến mục tiêu hội nhập với thế giới nên không chỉ thu hút cộng đồng các nhà khoa học ở trong nước mà còn nhằm tới cộng đồng người Việt Nam đang công tác ở nước ngoài có tâm huyết với tổ quốc và người nước ngoài.

Có ý kiến cho rằng, cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài không nhỏ nhưng còn ít người quan tâm đến chức danh GS và PGS của Việt Nam. Ông nghĩ gì về điều này?

Chúng tôi đã cố gắng quảng bá tốt hơn về các chức danh GS và PGS của Việt Nam (có trang web bằng tiếng Anh và tiếng Việt). Tuy nhiên, điều quan trọng ở chỗ cơ chế chính sách để thu hút nhân tài về với Tổ quốc. Có rất ít trường hợp đặc biệt như GS Ngô Bảo Châu (GS năm 2005). Mặc dù trước kia chưa có cơ sở vật chất để phục vụ cho việc cống hiến.

Xin ông cho biết, lợi ích của nỗ lực thu hút nhiều người Việt Nam đang nghiên cứu ở nước ngoài và người nước ngoài trở thành GS và PGS của Việt Nam?

Họ sẽ là các cộng tác viên cao cấp, sẽ có đóng góp trực tiếp vào nghiên cứu khoa học và giúp chúng ta hành động phù hợp để hòa nhập với quốc tế.

Với các nhà khoa học trong nước, cũng có ý kiến nhận định: Được phong tặng GS hay PGS cũng chả lợi lộc gì nên có vẻ như không ít người mặn mà với “cuộc đua”. Quan điểm của ông ra sao?

Năm nay khác hẳn những năm trước là nếu được công nhận GS sẽ được tăng một bậc lương và được xét vào ngạch chuyên viên cao cấp; nếu là PGS cũng sẽ được vào ngạch chuyên viên chính, được tăng lương đặc cách (các cơ sở ngoài công lập nhà nước cũng khuyến nghị nên tạo điều kiện cho các GS, PGS có điều kiện làm việc tốt hơn.

Cám ơn ông.

 

 

Hải Yến (Theo TPO)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo