Chúng ta làm công nghiệp hóa nhưng không có nguồn lực
Sáng 9/12/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo Quý IV với chủ đề “Những hoạt động trọng tâm của Bộ năm 2014 và định hướng năm 2015”. Đây là buổi họp báo thường kỳ đầu tiên được tổ chức theo quy định của Chính phủ.
Buổi họp báo được tổ chức nhằm cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của Bộ KH&CN. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân; Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc dự và chủ trì buổi họp báo. Tham dự buổi họp báo còn có đại diện một số đơn vị chức năng của Bộ cùng đại diện hơn 50 cơ quan thông tấn, báo chí.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân chia sẻ những bất cập về thực trạng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, đầu tư cho khoa học công nghệ của Việt Nam còn rất thấp, phần lớn nguồn đầu tư dựa vào ngân sách nhà nước. Tổng chi ngân sách Nhà nước dành cho Bộ Khoa học và Công nghệ là 2%. Nhưng chỉ có hơn 10% của 2% đó là dành cho hoạt động nghiên cứu triển khai còn lại gần 90% là chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên (tức là duy trì bộ máy các cơ quan quản lý, nghiên cứu từ Trung ương đến địa phương).
Còn doanh nghiệp và xã hội dường như chưa quan tâm đầu tư cho khoa học công nghệ. Trong quá trình công nghiệp hóa, Việt Nam phải trở thành một nước mạnh về khoa học công nghệ nhưng hiện tại lại không có nguồn lực và những sản phẩm khoa học công nghệ tương xứng với tiềm năng.
Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp đối với hoạt động đổi mới khoa học công nghệ: “Một khi doanh nghiệp biết quan tâm đến đầu tư khoa học công nghệ, chắc chắc chúng ta có nguồn lực lớn để giải quyết được nhiều vấn đề.”
Cuộc họp báo này cũng là dịp Bộ KH&CN trả lời những vấn đề báo chí và dư luận quan tâm trong thời gian gần đây về chủ trương, chính sách phát triển khoa học công nghệ; hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; phát triển thị trường công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Năm 2015, Bộ KH&CN sẽ tập trung vào các hoạt động trọng tâm như tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về KH&CN; tập trung hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp; tăng cường liên kết giữa viện - trường và doanh nghiệp, tạo môi trường hình thành và phát triển lực lượng doanh nghiệp KH&CN...Đồng thời, hỗ trợ tổ chức KH&CN công lập chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát triển thị trường KH&CN; Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông, hàng hóa nhập khẩu và sản phẩm trong sản xuất. Thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán