Lừa đảo online liên quan tới tiêm chủng vaccine Covid 19 ngày càng tăng cao
Việt Nam mong muốn các nước miễn trừ bản quyền vaccine ngừa COVID-19 / Du lịch thế giới dần trở lại với "kỳ nghỉ làm việc từ xa" và "tour du lịch tiêm vaccine"
Theo thông tin từ Kaspersky, một công ty chuyên về bảo mật Internet và chống virus, hiện tượng tội phạm mạng đang ngày càng gia tăng lừa đảo đánh vào người dùng với những lời chào mời tiêm vaccine, khảo sát để nhận phần thưởng.
Trong vòng 24 giờ kể từ sau khi FDA Hoa Kỳ phê duyệt vaccine Pfizer vào tháng 12/2020, một trong những chiến dịch tiêm chủng toàn cầu lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu, với các quốc gia trên thế giới gấp rút bắt đầu kết thúc đại dịch. Thật không may, các chuỗi cung ứng đã không thể theo kịp và các chương trình tiêm chủng được thiết kế chưa hiệu quả đã dẫn đến sự chậm trễ kéo dài. Và tất nhiên, mỗi quốc gia đều ưu tiên tiêm chủng cho một số nhóm đối tượng nhất định.
Trong khi đó số lượng người có nhu cầu tiêm vaccine lại quá lớn, chính vì yếu tố này, những kẻ lừa đảo đã xuất hiện những chiêu thức mới, một thị trường mới đã mở ra bán tất cả những gì liên quan tới việc chống lại đại dịch, tất nhiên bao gồm cả vaccine.
Tìm kiếm 15 thị trường, các chuyên gia Kaspersky tìm thấy quảng cáo cho ba loại vắc xin COVID chính: Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Moderna. Họ cũng tìm thấy một số quảng cáo về vắc xin chưa được kiểm chứng.
Giá mỗi liều dao động từ 250 USD đến 1.200 USD, trung bình khoảng 500 USD. Phân tích sâu hơn cho thấy rằng giá cả đã tăng lên đáng kể sau khi công bố về hiệu quả của Moderna và Pfizer, và số lượng quảng cáo cũng tăng lên nhanh chóng. Người bán chủ yếu đến từ Pháp, Đức, Anh và Mỹ và các phương tiện liên lạc sử dụng các ứng dụng nhắn tin được mã hóa như Wickr và Telegram.
Rao bán vaccine online ngày càng phổ biến và chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Người bán chủ yếu yêu cầu thanh toán bằng bitcoin, với một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi chấp nhận tiền điện tử khác. Điều đó làm cho các khoản thanh toán khó theo dõi hơn và bảo vệ tính ẩn danh của người bán.
Đây là lừa đảo hay được tiêm vaccine thật sự? Tất nhiên, khi tìm kiếm các sản phẩm được bán bất hợp pháp, người mua luôn có nguy cơ lãng phí tiền của mình cho một sản phẩm sẽ không bao giờ thành hiện thực, và liều vaccine trên những web đen cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, có bao nhiêu người bán vaccine đang phân phối thuốc thật thì không rõ ràng.
Tại nhiều nơi trên thế giới, người dùng nhận được email mời tiêm vắc xin, mời tham gia khảo sát hay chẩn đoán về Covid-19.
Nếu đồng ý tiêm vắc xin, người dùng buộc phải đặt lịch hẹn, cung cấp các thông tin cá nhân và thông tin tài chính cho bên giả mạo, từ đó dẫn đến nguy cơ bị kẻ gian lừa đảo.
Hoặc tội phạm mạng cũng có thể gửi email giả mạo các công ty dược phẩm lớn, mời người tham gia khảo sát để nhận thưởng. Sau khi trả lời câu hỏi, nạn nhân được chuyển đến một trang web có "quà tặng". Để nhận giải thưởng, người dùng được yêu cầu điền chi tiết thông tin cá nhân vào một biểu mẫu. Trong một số trường hợp, những kẻ tấn công còn yêu cầu người dùng thanh toán khoản tiền nhỏ để giao giải.
Những bản khảo sát được hứa hẹn với phần thưởng là tiêm vaccine.
Cuối cùng, các chuyên gia của Kaspersky còn tìm thấy thư rác cung cấp dịch vụ mạo danh những nhà sản xuất Trung Quốc. Các email này cung cấp các sản phẩm để chẩn đoán và điều trị vi-rút, nhưng chủ yếu tập trung vào việc bán ống tiêm vắc xin.
Kaspersky đưa ra một số lời khuyên để người dùng Internet không bị lừa trong giai đoạn Covid-19: Thận trọng trước bất kỳ ưu đãi và khuyến mãi nào hào phóng đến mức bất thường; Luôn xác minh nguồn của tin nhắn. Chỉ đọc tin nhắn đến từ các nguồn đáng tin cậy.
Người dùng không nên bấm vào các liên kết trong những email đáng ngờ, trong tin nhắn SMS hoặc tin nhắn trên mạng xã hội. Song song đó, kiểm tra tính xác thực của các trang web trước khi truy cập.
Cuối cùng, cần cài đặt giải pháp bảo mật với cơ sở dữ liệu luôn được cập nhật bao gồm thông tin về những hình thức lừa đảo và thư rác mới nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo