Bộ GD&ĐT sẽ công khai các thủ tục hành chính thực hiện trên môi trường điện tử
Sẽ có nhiều nền tảng, ứng dụng, mạng xã hội cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục đào tạo trực tuyến / Công nghệ là chìa khóa giúp các trường, cơ sở giáo dục thích ứng với Covid-19
Tích cực truyền thông việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử
Cụ thể, ngay trong tháng 10/2020, các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thành kế hoạch số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đang còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, cũng như kế hoạch truyền thông việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.
Việc chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử sẽ được hoàn thành trong quý IV/2020. (Ảnh minh họa: Internet)
Bên cạnh đó, Văn phòng Bộ GD&ĐT sẽ chủ trì công tác thống kê, rà soát, đánh giá và lựa chọn các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử đáp ứng tiêu chí tại Điều 21 Nghị định 45/2020 của Chính phủ. Danh mục TTHC ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử sẽ được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT trong tháng 10 và duy trì hàng năm.
Việc chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử sẽ được hoàn thành trong quý IV/2020. Đây cũng là thời hạn mà Cục CNTT và Văn phòng Bộ cần xây dựng xong văn bản hướng dẫn cách thức tiếp nhận, xử lý kết quả giải quyết TTHC.
Bộ GD&ĐT giao Cục CNTT chủ trì việc nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ. Việc này phải bảo đảm các tiêu chí, quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật; yêu cầu kết nối, tích hợp, chia sẻ, lưu trữ dữ liệu cũng như giải pháp xác thực, an toàn thông tin và phương thức thanh toán trực tuyến. Xây dựng, nâng cấp bổ sung các ứng dụng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ GD&ĐT theo quy định của Chính phủ. Tập huấn, đào tạo sử dụng, vận hành, khai thác việc giải quyết TTHC.
Ngay sau khi Hệ thống phần mềm được đưa vào khai thác, vận hành, các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT có TTHC ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử sẽ tổ chức tiếp nhận, xử lý, trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung, thống nhất.
Trong giai đoạn 2020 - 2021, Bộ GD&ĐT cũng giao cho Cục CNTT và Văn phòng Bộ chủ trì việc xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ TTHC của Bộ và cung cấp bản sao điện tử; số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ đang còn hiệu lực từ văn bản giấy sang văn bản điện tử và ký số trên văn bản điện tử.
Tập trung đẩy mạnh số ngành giáo dục
Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 6/2020, giáo dục được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực Việt Nam sẽ ưu tiên chuyển đổi số, bên cạnh 7 lĩnh vực khác gồm: y tế, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp.
Theo đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam sẽ chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp như: phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến; phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa…
Ngoài ra, cần tăng cường chất lượng công tác dự báo (nhờ công nghệ như Big Data, AI, Blockchain), hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng đi trước một bước. Trong đó chú trọng chính sách hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý giáo dục; hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển hình thức dạy - học trực tuyến qua mạng; chính sách quản lý các khóa học trực tuyến đảm bảo chất lượng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học, tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ và huy động nguồn lực xã hội hóa cùng tham gia.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy phát triển học liệu số (phục vụ dạy - học, kiểm tra, đánh giá, tham khảo, nghiên cứu khoa học) ở tất cả các cấp, ngành học, môn học gắn với việc thẩm định nội dung, kết nối, chia sẻ học liệu giữa các địa phương, nhà trường. Xây dựng kho học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn ngành, liên kết với quốc tế, đáp ứng nhu cầu tự học, học tập suốt đời, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng những mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.
Triển khai mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, gia đình, giáo viên, học sinh. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo kiến thức, kỹ năng CNTT, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
End of content
Không có tin nào tiếp theo