Chính phủ số

Hà Nội: Quán ăn, cửa hàng sách, siêu thị tự tạo mã QR code để khách khai báo y tế

DNVN - Từ 12h trưa nay, ngày 16/9, quán ăn, cửa hàng văn phòng phẩm, sửa xe… tại 19 quận, huyện của Hà Nội được phép mở cửa lại nhưng phải tuân thủ điều kiện bắt buộc là tạo điểm quét QR code để khách khai báo khi ra/vào.

Người dân sẽ dùng chung 1 tờ khai y tế, 1 mã QR Code khi qua chốt kiểm dịch / Hà Nội triển khai App thuế điện tử trên thiết bị di động từ tháng 9/2021

Từ 12h00 ngày 16/9, Hà Nội cho phép cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống của 19 quận, huyện, thị xã (Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ) được mở cửa, với điều kiện bắt buộc là phải tạo điểm quét QR code để khách đến mua hàng khai báo.

Quản lý thông tin người ra/vào địa điểm bằng quét mã QR được đánh giá là một trong những giải pháp công nghệ cốt lõi nhằm duy trì ổn định và an toàn cho trạng thái bình thường mới,

Quản lý thông tin người ra/vào địa điểm bằng quét mã QR được đánh giá là một trong những giải pháp công nghệ cốt lõi nhằm duy trì trạng thái bình thường mới.

Theo đó, chủ cơ sở kinh doanh muốn tạo điểm quét QR để quản lý thông tin người ra vào, cung cấp cho cơ quan chức năng trong trường hợp cần thiết thì cần thực hiện những bước sau:

1. Đăng ký để sử dụng được tính năng quét mã QR và quản lý được thông tin người ra vào. Truy cập trang web https://qr.tokhaiyte.vn/. Chọn mục “Đăng ký địa điểm” và nhập đầy đủ thông tin về địa điểm cần đăng ký:

- Tên địa điểm. Ví dụ: Quán café XYZ, Công ty TNHH ABC, Phòng khám đa khoa, Xe khách tuyến Hà Nội - Quảng Ninh 30A-043.23,..

- Thông tin về địa điểm: Tỉnh, Quận/Huyện, Xã

 

- Họ và tên người đăng ký. Ví dụ: Nguyễn Văn A

- Số điện thoại di động của người đăng ký, Ví dụ: 0912345678.

Sau khi đã điền đủ thông tin, chọn “Tiếp tục bước 2”. Điền mã OTP (là mã gồm 6 chữ số sẽ được gửi đến số điện thoại của người đăng ký) và chọn “Tiếp tục bước 3”.

Chọn (1) “Tải xuống Mã QR của Địa điểm” để lưu hình ảnh mã QR về máy tính và in để dán ở lối ra vào, sau đó chọn (2) “Quản lý địa điểm” để chuyển sang bước 2.

2. Chủ địa điểm yêu cầu khách ra vào xuất trình mã QR của mình để quét, ghi nhận lượt ra/vào.

 

Người kiểm soát địa điểm mở ứng dụng Bluezone và chọn tính năng Kiểm tra mã QR. Chọn địa điểm kiểm soát (là nơi mà người kiểm soát đang đứng để tiến hành quét mã QR người ra/vào). Sau khi chọn địa điểm, người kiểm soát quét mã QR của người ra/vào (có thể quét trực tiếp mã trên điện thoại, mã QR được in ra giấy, hoặc mã QR của thẻ Bảo hiểm y tế). Sau khi quét thành công, màn hình sẽ hiện ra thông tin của người ra/vào (tên viết tắt) và tình trạng khai báo y tế.

3. In mã QR được cung cấp, dán ở lối ra vào để khách sử dụng điện thoại thông minh quét mã khi đi qua.

Quản lý thông tin người ra/vào địa điểm bằng quét mã QR được đánh giá là một trong những giải pháp công nghệ cốt lõi nhằm duy trì ổn định và an toàn cho trạng thái bình thường mới, khi các địa phương nới lỏng giãn cách và đưa một bộ phận nhất định trong xã hội hoạt động trở lại.

Trước đó, tối 15/9/2021, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Văn bản số 3084/UBND-KGVX về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thủ đô. Đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố) được phép cho hoạt động một số cơ sở kinh doanh: Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

UBND Thành phố yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

 

Sở Y tế chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan, bám sát chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, xây dựng hướng dẫn triển khai các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động theo nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, độ bao phủ vaccine, ý thức chấp hành của người dân... và liên tục theo dõi, đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh.

Sở TT&TT phối hợp với các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng quét mã QR cho toàn bộ người dân, các nhà hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị,... trên địa bàn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực.

Công an Thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục duy trì kiểm soát tại các chốt ra/vào thành phố; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch; Phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an, Sở TT&TT, Sở Y tế triển khai nhanh các phần mềm quản lý di biến động dân cư và dữ liệu phòng, chống dịch theo hướng tích hợp các dữ liệu liên quan vào mã công dân.

Trí Tâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm