Vinh danh nhiều đô thị ứng dụng hiệu quả công nghệ thông minh trong quản lý điều hành
BHXH hướng dẫn cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID miễn phí qua email / Nam Định đặt mục tiêu lọt top 20 tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số
Giải thưởng năm nay nhận được 98 đề cử từ 62 cơ quan, doanh nghiệp. Qua 3 vòng đánh giá sơ tuyển, thuyết trình - thẩm định và chung tuyển, Hội đồng giám khảo (với 22 chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực: quy hoạch, kiến trúc, công nghệ, quản lý nhà nước... do TS Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ làm chủ tịch) đã quyết định trao 45 giải thưởng và 2 bằng khen cho các thành phố.
Cụ thể, giải thưởng xuất sắc nhất được trao cho thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, giải thưởng điều hành và quản lý thông minh được trao cho thành phố Đà Nẵng, Thái Nguyên, Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Giải dịch vụ công thông minh trao cho thành phố Thái Nguyên; giải du lịch thông minh trao cho Lâm Đồng; giải y tế thông minh dành cho Đà Nẵng…
Ngoài ra ban tổ chức cũng trao 36 giải thưởng dành cho các giải pháp số cho đô thị, bất động sản và bất động sản công nghiệp thông minh, 8 giải pháp xuất sắc nhất trong số đó được xếp hạng 5 sao.
Ban tổ chức cũng vinh danh các nền tảng, giải pháp của FPT gồm: hệ sinh thái ứng dụng quản lý thông tin trong nhà máy – akaMes; hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (FPT.iPect); FPT camera; trục chuyển mạch thông tin y tế - FPT.HIE. Trong đó, akaMes, FPT.iPect và FPT Camera là các giải pháp công nghệ số xuất sắc nhất được xếp hạng 5 sao.
Giải thưởng khẳng định vị thế tiên phong của FPT về chuyển đổi số quốc gia, thông qua cách thức tiếp cận tổng thể và hệ sinh thái các giải pháp toàn diện, tích hợp về chuyển đổi số đô thị và xây dựng Thành phố thông minh bền vững.
Năm nay, Viettel được trao 5 giải thưởng, trong đó trợ lý ảo Viettel Cyberbot do Trung tâm Không gian mạng Viettel (VTCC) phát triển, đã được xếp hạng xuất sắc 5 sao trong hạng mục Giải pháp cho chính quyền số.
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA, gần 5 năm qua với nỗ lực rất lớn từ Chính phủ và các địa phương và sự đồng hành của các doanh nghiệp công nghệ; 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai thành phố thông minh; 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án/Chương trình/Kế hoạch phát triển đô thị thông minh…
“Các bước chuẩn bị pháp lý và nguồn lực triển khai về cơ bản đã được hoàn thành, các đô thị tại Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới trong hành trình xây dựng và phát triển Smart City – giai đoạn tăng tốc”, ông Bình nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo