Khánh Hoà: 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử vào năm 2025
Khánh Hoà: Hướng dẫn doanh nghiệp, người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến để phòng chống Covid-19 / Khánh Hoà: 56 doanh nghiệp tham gia kích cầu du lịch hậu Covid-19
UBND tỉnh Khánh Hoà vừa ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và người dân, phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá, đặc biệt là sản phẩm đặc trưng của tỉnh đến thị trường trong và ngoài nước.
Khánh Hoà đặt mục tiêu 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hành hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Theo đó, 80% doanh nghiệp có website thương mại điện tử cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động hoặc thông tin sản phẩm lên website thương mại điện tử của mình. 50% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến, trong đó có 20% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến.
20% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Khánh Hòa và các sàn giao dịch thương mai điện tử khác, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, 100% doanh nghiệp xuất - nhập khẩu sử dụng chữ ký số trong các thủ tục về hải quan, xuất xứ hàng hóa và các hoạt động khác. 100% các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư được cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên.
Ngoài ra, 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông, triển khai hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử với người tiêu dùng. Mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng.
Về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điên tử, tỉnh Khánh Hoà đặt ra mục tiêu: Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%. 100% hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại và 70% cơ sở phân phối hiện đại có lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.
50% các thủ tục liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho phép thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính thông qua Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa. 40% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Khánh Hoà đặt ra một số giải pháp cụ thể, như: Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoat động thương mại điện tử, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử. Xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại địa phương. Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh nhằm cải tiến mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo