Kinh doanh không gián đoạn, giảm 40% chi phí vận hành nhờ chuyển đổi số
DNVN - Công nghệ tự động hóa vận hành doanh nghiệp (RPA) sẽ được triển khai thử nghiệm trong chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, quản lý nội bộ, tài chính… nhằm giúp kinh doanh không gián đoạn, cắt giảm tới 40% chi phí vận hành nhờ tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại trên máy tính.
Chủ tịch FPT Telecom: Hàng triệu người trẻ có nguy cơ mất việc làm vì robot / Fintech "bùng nổ" đang tạo thách thức lớn trong chính sách quản lý hệ sinh thái tài chính
Ngày 27/10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) ký kết “Thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ RPA phát triển kinh tế số” giai đoạn 2021 - 2025.
Trong đó, giải pháp ứng dụng RPA toàn diện akaBot và giải pháp phần mềm tự động đọc và xử lý hóa đơn UBot Invoice được lựa chọn để giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các thỏa thuận tập trung vào những điểm mấu chốt như triển khai ứng dụng RPA trong cộng đồng doanh nghiệp; tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ RPA; nghiên cứu và xây dựng đề án triển khai RPA phục vụ quản lý điều hành tại Bộ Công Thương.
RPA giúp các quy trình vận hành nội bộ diễn ra xuyên suốt với tính chính xác cao.
Theo Gartner, RPA nằm trong top 10 xu hướng công nghệ phát triển hàng đầu trên thế giới với tốc độ tăng trưởng trên 20% mỗi năm. RPA giúp doanh nghiệp đảm bảo vận hành kinh doanh không gián đoạn, cắt giảm tới 40% chi phí vận hành nhờ tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại trên máy tính.
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, lễ ký kết trở thành một bước tiến mới trong chuyển đổi số giữa Bộ Công Thương và FPT Software, hướng tới mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế số và tăng năng suất lao động trung bình hàng năm 7% theo chương trình Chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số ngành công thương nói riêng.
Chương trình hợp tác cũng góp phần mang tới hiệu quả tích cực, đồng hành cùng hàng chục nghìn doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi quay trở lại quy trình sản xuất trong thời kỳ “bình thường mới”, tổn thất nặng nề cả về kinh tế và nguồn lực.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo