Kinh tế số

Kỳ vọng nhiều doanh nghiệp Việt thâm nhập thành công thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á

DNVN - Theo bà Lê Hoàng Yến Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể cán mốc 49 tỷ USD. Kỳ vọng nhiều doanh nghiệp Việt thâm nhập thành công thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á trong tương lai.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử / Đà Lạt: Xây dựng điểm trưng bày, đưa 100% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Bà bà Lê Hoàng Yến Vy - Phó Chủ tịch VECOM cho biết, giai đoạn I, ngành thương mại điện tử Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 2000 đến năm 2010, với những thế hệ sản thương mại điện tử thời đầu như Vật giá, Én bạc, Chợ điện tử, 123mua.vn.

Giai đoạn này, lượng vốn đầu tư vào thương mại điện tử vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ có một số sàn thương mại điện tử gọi được vốn đầu tư, như Vật giá và Chợ điện tử.

Giai đoạn II, từ năm 2011 đến 2017, ngành thương mại điện tử Việt Nam đã phát triển sôi động hơn với sự xuất hiện của nhiều đại diện trong và ngoài nước.

Hai mô hình phổ biến và gọi vốn thành công nhất chính là Nhommua.com và sàn thương mại điện tử đa ngành (ecommerce platform/marketplace). Một trong những thương vụ lớn thời điểm đó chính là Nhommua.com được nhận tổng vốn 60 triệu USD từ IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và Ru-net Global.

Kỳ vọng nhiều doanh nghiệp Việt thâm nhập thành công thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Giai đoạn III, từ năm 2018 đến nay, ngành thương mại điện tử liên tục tăng trưởng nhờ sự ra đời của nhiều mô hình kinh doanh mới, nổi bật là các mảng 828 Distribution (phân phối b2b), ecommerce enabler (công cụ hỗ trợ bán hàng) và social commerce (thương mại điện tử trên nền tảng mạng xã hội).

Trong đó, một số công ty nổi bật như Telio (đã gọi vốn được 49 triệu USD), Kiotviet (đã gọi vốn 51 triệu USD)... và các công ty trong mảng social commerce mới nổi như Ecomobi, Mio, Selly.

Bà Vy nhận định, hiện nay, cơ sở pháp lý nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Tuy nhiên, thương mại điện tử có tốc độ phát triển nhanh và có nhiều mô hình kinh doanh mới nên khung pháp lý vẫn phải liên tục được cập nhật để bảo đảm tính kịp thời, tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp mới tham gia ngành.

Ở lĩnh vực sàn thương mại điện tử đa ngành, thị trường gần như được dẫn dắt bởi doanh nghiệp nước ngoài, bởi tiềm lực kinh tế và mức độ đầu tư của các sàn này rất lớn so với các công ty nội địa.

Ba sàn đang dẫn đầu thị trường là Shopee, Tiktok Shop và Lazada. Theo sau đó là các sàn thương mại điện tử Việt Nam như Tiki và Sendo.

Trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, Tiki và Sendo là hai công ty nội địa nổi bật được hình thành và liên tục gọi được những vòng vốn lớn sau khi chứng minh được khả năng tăng trưởng tốt.

Với đà tăng trưởng hai con số và luôn nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử hàng đầu thế giới như hiện nay, đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể cán mốc 49 tỷ USD.

Một dự báo lạc quan hơn từ Google cho rằng, thương mại điện tử Việt Nam sẽ có quy mô lên đến 57 tỷ USD.

Điều này tạo kỳ vọng nhiều doanh nghiệp Việt sẽ thâm nhập thành công thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á trong tương lai.


Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm