Chuyện học trước lớp 1 ở “nhà quê”
Cha mẹ làm khổ con
Cô Phạm Kim (xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình), giáo viên mầm non đã nghỉ hưu cho biết, suốt 30 năm gắn bó với nghề dạy trẻ, bao lứa học trò đã lại gửi con họ học tại trường nhưng tôi không thấy và không áp lực trước việc các cháu phải biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1. Sau khi học xong lớp mẫu giáo lớn, các con sẽ nhận biết được các con số và một số chữ cái còn chuyện luyện chữ, làm tính là thuộc về lớp 1.
Vài năm trở lại đây, các phụ huynh ở quê tôi thường truyền tai nhau chuyện chương trình lớp 1 bây giờ khó lắm nên phải tìm cách cho con đi học trước để bắt kịp ngay từ đầu. Ở quê không có các trung tâm ôn luyện như ở thành phố nên phụ huynh gom các con thành nhóm rồi nhờ các giáo viên tiểu học kèm cặp tại nhà.
Việc học trước với các giáo viên tiểu học chắc không phải ngại vấn đề không khớp cách dạy khi các cháu vào lớp 1 nhưng có lẽ điều không ổn ở mô hình này chính là vấn đề tâm lý, các con bị ép học thêm ngay trong giai đoạn đang rất cần được chơi.
Ngày trước, tôi dạy học suốt bao năm mà đâu thấy các cháu học mầm non vất vả như vậy. Áp lực biết trước kiến thức vào lớp 1 được tạo ra từ chính tâm lý các vị phụ huynh chứ không phải ai khác, cô Kim khẳng định.
Chị Hồng Sâm (Kiến Xương, Thái Bình) tâm sự: Con gái lớn của tôi năm nay đang học lớp 10, ngày cháu chuẩn bị vào lớp 1 tôi chỉ chuẩn bị sách vở, bảng phấn và trò chuyện để chuẩn bị tâm lý cho con. Nhưng đến cháu thứ hai, hiện đang là học sinh lớp 1 thì khác hẳn.
Trước kỳ nghỉ hè của lớp mẫu giáo lớn các phụ huynh bắt đầu liên hệ nhờ các cô giáo tiểu học dạy kèm tại nhà cho con. Nhà nhà đều làm thế, tự nhiên mình cũng thấy cần cho con đi học trước để khỏi thua bạn kém bè.
Chị Tuyết (Văn Chấn, Yên Bái) có con chuẩn bị vào lớp 1 năm học tới tâm sự: Tất nhiên là vất vả đến mấy tôi cũng dành tiền cho con đi học để cháu được chuẩn bị tốt nhất trước khi vào lớp 1. Ở thành phố, bố mẹ còn có nhiều thời gian kèm cặp cho con, chúng tôi quanh năm với nương chè tự thấy cũng không đủ khả năng và thời gian để dạy cho con nên nhờ các cô giáo hay những người đã từng đi học ở thành phố về kèm giúp.
Cháu đi học thêm về thấy bặm môi tập viết, chả biết đúng sai thế nào nhưng thấy thế cũng vui. Thời tôi học lớp 1, bố mẹ nói không phải vất vả như trẻ bây giờ vì thời này mà không cho con đi học trước là thua con nhà khác ngay từ đầu rồi.
Nghiêm cấm dạy trước chương trình tiểu học đối với trẻ mầm non
Những năm gần đây, việc “luyện thi vào lớp 1” trở thành vấn đề nóng không kém “luyện thi vào đại học”. Bộ GD&ĐT đang “trưng cầu ý kiến của truyền thông để xây dựng một văn bản mới nhằm chấn chỉnh việc dạy trước lớp 1, tiến tới thực hiện “nghiêm cấm dạy trước chương trình tiểu học đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non”. Đồng thời thông qua truyền thông, tác động tới nhận thức của các bậc phụ huynh, các nhà giáo về tác hại của việc “học trước lớp 1”.
Ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng vụ GD tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, quan điểm của Bộ GD-ĐT vẫn là “nghiêm cấm dạy trước chương trình tiểu học đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non” vì đây là việc làm phản khoa học, không có lợi cho trẻ.
Hiện nay, trong chương trình GD mầm non, trẻ đã được tiếp cận với chữ cái, con số, được chuẩn bị về thể chất và tâm thế cho việc bước vào chương trình tiểu học và với yêu cầu của chương trình tiểu học hiện hành, các bậc phụ huynh không cần cho con học trước.
Trước hiện tượng dạy thêm học thêm trước khi vào lớp 1 ngày càng nở rộ, trong tháng Ba vừa qua, Bộ GD&ĐT ban hành một văn bản mới với những quy định cụ thể hơn về vấn đề trên, trong đó quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp quản lý giáo dục, trong đó sẽ đề cập nội dung “Nghiêm cấm giáo viên cho điểm học sinh khi mới bước vào lớp 1”.
Quy định mới sẽ cụ thể hơn, nhằm ngăn chặn tình trạng giáo viên tiểu học cố tình cho học sinh điểm kém, gây áp lực khiến phụ huynh phải cho con đi học trước, phải học thêm từ lớp 1.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường chú trọng việc chọn lựa giáo viên cho lớp 1, kiểm soát chặt hơn hoạt động chuyên môn của giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Hiếu - Phó vụ trưởng Vụ GD mầm non (Bộ GD&ĐT) đưa ra lời khuyên, thay vào việc cho con học trước lớp 1, các bậc phụ huynh cần hỗ trợ trẻ một số vấn đề như dạy trẻ học cách quan sát, nhận biết kiến thức tự nhiên, xã hội bằng việc cho con đi chơi, kể chuyện, trò chuyện, chỉ dẫn cho con. Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con cách ngồi đúng tư thế, cách mở sách, đóng sách, cách sắp xếp đồ dùng học tập…Đó mới là những việc nên làm khi con sắp vào lớp 1.
Cô Nguyễn Thị Thu Hằng - Hiệu trưởng trường mầm non xã Hồng Thái (Kiến Xương, Thái Bình) - cho biết: Thực hiện các nội dung chỉ đạo của Bộ GD&ĐT vềphổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, hiện nay 100% trẻ trên địa bàn đều được vận động theo học lớp mẫu giáo lớn.
Mục tiêu hàng đầu của lớp học này là giúp trẻ chuẩn bị tâm lý vững vàng, làm quen với các kiến thức cơ bản theo quy định của chương trình GD mầm non hiện hành – đó là hành trang để các con tự tin vào lớp 1. Theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở và Phòng GD&ĐT, chúng tôi cũng khuyến cáo cha mẹ học sinh những việc cần làm và không nên làm trong giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Thanh Hương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý