Con đường chông gai của các “tiểu gia” di động
Thị trường viễn thông đang có nhiều xáo động thêm một lần nữa “nổi sóng” trước sự kiệnGtel Mobilevừa tuyên bố mua toàn bộ 49% cổ phần mạng Beeline của đối tác VimpelCom (mạng di động lớn thứ 2 của Nga) với giá giá 45 triệu USD. Được biết, trong vòng 6 tháng tới, thương hiệu Beeline sẽ được Gtel Mobile thay bằng một thương hiệu mới.
Khi bắt đầu vào thị trường, Vimpelcom cho biết dự kiến sẽ đầu lớn vào thị trường di động ở Việt Nam, như bàn đạp để mở rộng thị trường châu Á để nuôi tham vọng trong vòng 15 năm sẽ thu hút khoảng 20 triệu thuê bao di động.
Hồi giữa năm 2011, VimpelCom từng công bố dự định đầu tư thêm 500 triệu USD vào mạng di động Beeline đến hết năm 2013. Sau đó, tập đoàn này cho biết đã chính thức chuyển 196 triệu USD vào liên doanh Gtel Mobile và nâng tỷ lệ cổ phần của cổ đông này lên 49%. Đến quý IV/2011 báo cáo tài chính của VimpelCom cho thấy, tập đoàn này thua lỗ 527 triệu USD khi đầu tư vào lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam và Campuchia.
Trước lo lắng của những chủ thuê bao đang sử dụng Beeline, Nguyễn Văn Dư, Phó Tổng giám đốc Gtel Mobile khẳng định:“ Sự kiện này chỉ là sự thay đổi thành phần chủ sở hữu, một hoạt động bình thường vẫn xảy ra tại các công ty cổ phần. Việc thay đổi chủ sở hữu không ảnh hưởng đến sự tiếp tục hoạt động và phát triển của Công ty cũng như quyền lợi của khách hàng và các đối tác”.
Dù những tuyên bố sẽ đảm quyền lợi của khách hàng và duy trì hoạt động bình thường đã được Gtel Mobile thông báo, nhưng chuyên gia thị trường viễn thông vẫn đưa ra tương lai không mấy lạc quan đối các mạng di động nhỏ, khi thị trường đã vào thời điểm bão hòa mà thị phần lại có sự chênh lệch quá lớn: 3 mạng di động lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel chia nhau chiếm tới 95%, còn Beeline cùng 3 mạng khác (Vietnamobile, S-Fone và EVN Telecom) chỉ chia nhau 5% còn lại.
Trước khi diễn ra sự kiện Beeline tuyên bố sắp rời khỏi thị trường Việt Nam,những mạng di động nhỏ khác cũng đã diễn ra những xáo trộn lớn. Đó làthông tin đồn đoán mạng di động S-Fone đang âm thầm rút khỏi thị trường trong nước. Tuy nhiên, lại có thêm thông tin, hiện đã có 2 đối tác nước ngoài có thể sẽ đầu tư vào mạng S-Fone: một đối tác kinh doanh ở châu Á và một đối tác khác đến từ châu Âu. Đến thời điểm này nhận được sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông cho quá trình “khai tử” mạng công nghệ mạng CDMA, chuyển sang công nghệ 3G (HSPA).
Trước đó, mạng di động EVN Telecom đã được chuyển giao về Viettel. Còn thương vụ xin mua một nửa tần số 3G trong liên danh (EVN Telecom - Hanoi Telecom) của Hanoi Telecom vẫn chưa có câu trả lời.
Rõ ràng, khe cửa vào thị trường dành cho các “tiểu gia” di động đang ngày càng hẹp lại, còn những khó khăn, nguy hiểm thì ngày càng hiện hữu nhiều thêm.
Trên thực tế, các mạng di động nhỏ đã và đang gặp bế tắc trong chiến lược kinh doanh, dành thị phần. Khi mới xâm nhập thị trường, chiến lược được các mạng nhỏ áp dụng khi muốn mở rộng thị phần là miễn phí nội mạng, chấp nhận lỗ. Như Beeline, trên thực tế khi đang hoạt động, doanh thu có được từ nội mạng là không đáng kể, trong khi nguồn từ ngoại mạng lại phải chia một phần lớn cước kết nối (gần 50%) cho hãng lớn, nên tiền thực thu của Beeline là rất thấp.
Theo Dân trí
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 2 con chó nhà 'đại chiến' với rắn hổ mang chúa 'khủng' và cái kết
CLIP: Liều lĩnh tấn công sư tử, linh dương đầu bò nhận cái kết gây 'sốc'
Quan tài chôn dưới đất, tại sao trên mộ lại có gò đất hình tam giác?
Dù Trư Bát Giới là người mê sắc nhưng vẫn thẳng thừng giết những nữ yêu quái xinh đẹp
CLIP: Người đàn ông dùng miệng ngậm rắn hổ mang nhưng cái kết mới gây chú ý
Bi kịch cuộc đời nàng cách cách xinh đẹp cuối nhà Thanh làm gián điệp cho Nhật Bản