Đại dịch Covid-19: Ứng dụng CNTT và thanh toán điện tử đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng được trợ giúp
Bộ Y tế ra thông báo khẩn số 19 / Việt Nam có ca Covid-19 đầu tiên tử vong, vì nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng
Ngày 29/7,tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ông Lê Tấn Dũng và Đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam bà Caitlin Wiesen đồng chủ tọa một hội thảo nhằm xây dựng tầm nhìn và định hướng đổi mới hệ thống trợ giúp xã hội để đảm bảo thực hiện nguyên tắc “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến nhanh.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng.
Theo đánh giá nhanh tác động của đại dịch Covid-19 do UNDP, UNWomen phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tuần trước, ước tính tỷ lệ nghèo quốc gia trước đại dịch là 4,6% có thể đã tăng lên 26,7% vào tháng 4 năm 2020. Tỉ lệ nghèo đói tạm thời có thể đã giảm xuống còn 15,8% vào tháng 5, nhưng những dấu hiệu cải thiện thấp nhất đã được ghi nhận ở nhóm dân tộc thiểu số (DTTS), lao động phi chính thức và hộ gia đình có nữ chủ hộ. Đáng chú ý nhất, tỷ lệ nghèo trước đại dịch là 22,1% trong nhóm hộ gia đình DTTS có thể đã nhảy vọt lên 76,3% vào tháng 4 năm 2020 và chỉ giảm rất ít xuống 70,3% vào tháng 5.
Đánh giá cho thấy việc thực hiện chi trả bảo trợ xã hội nhanh chóng, kịp thời có thể làm giảm đáng kể tác động đối với nghèo đói.Mặc dù được thiết kế với mục đích mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, bảo vệ những người dễ bị tổn thương không bị rơi xuống mức nghèo và người nghèo không bị tụt sâu xuống mức nghèo, chính sách bảo trợ xã hội củaChính phủ đã gặp phải một số thách thức trong vấn đề thiết kế và quá trình thực hiện.
Toàn cảnh Hội thảo.
Nhằm giải quyết vấn đề được nêu trong đánh giá, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UNDP tổ chức Hội thảo: “Định hướng đổi mới chính sách trợ giúp xã hội và ứng dụng công nghệ thông tin”, nhằm thảo luận cách thức xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội ứng phó được với các cú sốc và bao trùm.
Thay mặt cho các cơ quan Liên hợp quốc tham gia vào Chương trình chung về Bảo trợ xã hội của Liên hợp quốc do Quỹ SDG tài trợ, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh hệ thống bảo trợ xã hội cần ứng phó được với các cú sốc và bao trùm, để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
Bà Wiesen cho biết: “Kinh nghiệm từ một số tỉnh ở Việt Nam và đặc biệt là kinh nghiệm quốc tế cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và xác minh đối tượng được thụ hưởng, thông qua hệ thống nhận diện điện tử và các giải pháp thanh toán điện tử có vai trò rất quan trọng việc đảm bảo chi trả kịp thời và hiệu quả cho các đối tượng được trợ giúp. Điều này đòi hỏi cam kết mạnh mẽ và vai trò lãnh đạo của chính phủ và sự phối hợp hiệu quả của các bộ chủ quản và các đơn vị cung cấp dịch vụ, như ngân hàng thương mại, tiền tệ điện tử trên thuê bao di động, và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và công nghệ thông tin“.
Bà Caitlin Wiesen-Đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ước tính đến giai đoạn hiện nay có khoảng 25-30% dân số có nhu cầu cần sự hỗ trợ của nhà nước và xã hội. Trong đó, có bộ phận không nhỏ cần trợ giúp cả vật chất và dịch vụ xã hội như người khuyết tật, người cao tuổi cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo.
“Với mục tiêu “không để lại ai ở phía sau”, chúng ta đã nghiên cứu xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy định chế độ chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội, công tác xã hội và đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội toàn diện trên các phương điện cả chăm sóc đời sống, chăm sóc tinh thần và bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,” Thứ trưởng Bộ LĐ&TB-XH Lê Tấn Dũng phát biểu.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, bên cạnh những thành công, cũng còn những hạn chế, tư duy, nhận thức về trợ giúp xã hội chưa đồng nhất, còn tư tưởng coi trợ giúp xã hội là làm nhân đạo từ thiện, hệ thống chính sách, giải phát chưa thật sự đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Còn để một bộ phận dân cư chưa tiếp cận chính sách, văn bản ban hành còn chậm thực hiện, chồng chéo nội dung, trách nhiệm thực hiện, nguồn lực chưa được huy động tương xứng.... Những hạn chế này đòi hỏi cần tiếp tục thảo luận trao đổi để đưa ra các giải pháp khắc phục trong giai đoạn tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo