"Quái thú" thời khủng long sống sót đến ngày nay nhờ biến hình khó tin
Rơi vào lỗ đen vũ trụ, con người sẽ ra sao? / Khám phá hình ảnh của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy cá sấu kỷ Phấn Trắng cũng to lớn không kém các loài khủng long, ngư long, dực long… đã tuyệt chủng, cũng là bò sát săn mồi cỡ lớn và nguy hiểm như nhau. Nhưng trong khi tất cả các quái thú nói trên nhanh chóng tuyệt chủng sau cú va chạm tiểu hành tinh, cá sấu vẫn tồn tại khỏe mạnh. Câu trả lời nằm ở khả năng "biến hình" ngoạn mục của nó, theo nghiên cứu mới từ Đại học Bristol (Anh) và Đại học Harvard (Mỹ).
Hộp sọ của một cá sấu kỷ Phấn Trắng với "dung nhan" khác hẳn cá sấu hiện đại - Ảnh: DANIEL MARTIN DOS SANTOS/SWNS
Tờ BBC dẫn lời phó giáo sư Stephanie Pierce, chuyên gia về sinh học tiến hóa và sinh vật của Đại học Harvard, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết các bằng chứng mới cho thấy cá sấu đã tiến hóa nhanh hơn bất kỳ sinh vật nào trong thời điểm khắc nghiệt đó. Chúng phát triển thành nhiều hình dạng khác nhau, thích nghi với việc chạy trên cạn, bơi dưới nước, bắt cá, nhai cây cối, một số biến đổi để phát triển mạnh mẽ trên cạn, một số có sở trường thống trị đại dương… với những cách sống có thể rất khác nhau.
Nói trên Daily Mail, phó giáo sư Pierce cho rằng chính điều này đã khiến giống loài này nhanh chóng lấp đầy các "hốc sinh thái" bị bỏ trống do đại tuyệt chủng suốt nhiều triệu năm.
Đây là kết quả của việc nghiên cứu hơn 200 hộp sọ và hàm của rất nhiều loài cá sấu khác nhau, bao gồm các loài đã tuyệt chủng trong vòng 230 triệu năm qua. Nhiều nhóm cá sấu đã tuyệt chủng như halattosuchians và cá sấu trên cạn cổ đại không hoàn toàn biến mất, mà tiến hóa rất nhanh, có thể nói là "biến hình" hoàn toàn để tạo ra những loài mới ưu việt hơn trong hàng triệu năm. Một số con thậm chí đã thay đổi để hộp sọ của mình trở nên gần giống như động vật có vú.
Hóa thạch một con cá sấu đại dương kỷ Jura - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Chỉ có khoảng 26 loài cá sấu ngày nay, hầu hết trong số chúng trông rất giống nhau. Tuy nhiên, có hàng trăm loài hóa thạch có sự biến đổi ngoạn mục, đặc biệt là trong các cấu trúc dùng để kiếm ăn" - Tiến sĩ Tom Stubbs từ Trường Khoa học Trái Đất, Đại học Bristol, tác giả chính của nghiên cứu, nói.
Như vậy, dường như dòng họ "quái thú" này đã liên tiếp phát triển những giống mới để thay thế các loài cũ, thích nghi với từng thay đổi nhỏ nhất của môi trường Trái Đất để tối ưu hóa số cá thể trên khắp địa cầu.
Theo giáo sư Michael Benton từ Đại học Bristol, cá sấu hiện đại đã trở nên hạn chế về mặt thích nghi, có lẽ do môi trường Trái Đất đang ở trong giai đoạn ổn định. Tuy nhiên dựa vào những gì xảy ra trong 230 triệu năm qua, chưa thể dự đoán dòng họ "quái thú" này có thể còn có những cuộc thay đổi ngoạn mục đến đâu.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society B.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò