Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc giúp nữ bệnh nhân sa tạng chậu bảo tồn chức năng sinh sản
Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc nhận danh hiệu “Bệnh viện Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” / Bệnh viện đầu tiên của Việt Nam áp dụng “Điệu nhảy dành cho mẹ bầu - Labor Dance”
Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc cho biết, mới đây, chị A.P (36 tuổi, quốc tịch Nam Phi) nhập viện trong tình trạng sa tử cung, sa trực tràng và yếu cơ sàn chậu… Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật phục hồi toàn bộ sàn chậu để bảo tồn các cơ quan và chức năng sinh sản cũng như duy trì sinh hoạt về sau.
Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc là một trong số ít các bệnh viện tại Việt Nam tiên phong ứng dụng kỹ thuật hiện đại này trong điều trị sa tạng chậu. Cuộc phẫu thuật hơn 3 tiếng đồng hồ đã diễn ra thành công và chị A.P đã xuất viện sau 1 ngày được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện.
Bác sĩ Robert Riche (bên phải) và bác sĩ Hồ Nguyên Tiến - 2 Cố vấn cấp cao Sản phụ khoa - Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, trực tiếp thực hiện ca mổ nội soi điều trị cho bệnh nhân sa tạng chậu phức tạp.
Cũng theo bệnh viện này, phương pháp mổ nội soi ổ bụng phục hồi sa tạng chậu sử dụng một miếng lưới treo thành trước được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân là phương pháp điều trị sa tử cung – sinh dục hiện đang là kỹ thuật mới nhất được thế giới áp dụng hiện nay nhằm rút ngắn thời gian hậu phẫu, giảm tỷ lệ nhiễm trùng, giảm đau sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện giúp bệnh nhân phục hồi sớm.
Sa tạng vùng chậu (POP = pelvic organ prolapsus) xảy ra do tình trạng suy yếu hệ thống nâng đỡ đáy chậu dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo. Sa tạng chậu chiếm 1% chỉ định mổ phụ khoa. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 400.000 ca mổ do sa tạng chậu, tái phát 31,25%, cho thấy tỉ lệ thất bại của các phẫu thuật điều trị không thấp.
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Robert Riche, Cố vấn cấp cao Sản phụ khoa – Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, người trực tiếp thực hiện ca mổ và điều trị cho bệnh nhân, đây là phương pháp tiên tiến đang áp dụng ở Pháp, được coi là lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh tiểu không kiểm soát, sa tử cung, sa bàng quang ở phụ nữ.
“Đây là một kỹ thuật khó, phức tạp và để thực hiện thành công những ca phẫu thuật lớn như thế này, ngoài tài năng của bác sỹ thì các yếu tố khác như phương tiện kỹ thuật phòng mổ, gây mê hồi sức tốt đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của ca mổ”, bác sĩ Riche khẳng định.
Cũng theo vị Cố vấn cấp cao Sản phụ khoa này, trường hợp chị A.P là một trường hợp hy hữu, khi gần như các cơ quan cùng sa vào tử cung, việc can thiệp để điều trị và bảo tồn các cơ quan nhằm bảo tồn chức năng sinh sản cũng như sinh hoạt về sau cho phụ nữ ở mức độ khó. Tuy nhiên điều may mắn là chị A.P được thăm khám, phát hiện và điều trị sớm (các bộ phận chưa dính vào nhau) nên thuận lợi cho việc điều trị.
Trong khi đó, bác sĩ Hồ Nguyên Tiến, Cố vấn cấp cao Sản phụ Khoa – Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, người đồng hành cùng Bác sĩ Riche trong ca mổ chị A.P, cho biết, tỷ lệ sa tạng chậu của phụ nữ nước ngoài khoảng 30%, phụ nữ Việt Nam khoảng 10-20%; trong đó 50% phụ nữ có sa các cơ quan trong vùng chậu liên quan đến sinh đường âm đạo.
“Sa tạng vùng chậu không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người phụ nữ, khiến họ mất đi sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống”, bác sĩ Hồ Nguyên Tiến, cho biết thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo