Khoa học - Công nghệ

Cây cối cũng có thể 'tình tứ' với nhau?

Các nhà sinh vật học Anh và Úc, nói rằng nếu như trước đây chỉ mới suy đoán rằng cây cối có thể nói chuyện tình yêu với nhau, thì nay họ đã chứng minh, đó là sự thực.

Người đàn ông Mỹ trồng cây thông trong ổ gà / CLIP: Lý do khiến gấu thường cọ lưng vào thân cây là gì?

Cây cối cũng có ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau.

Các nhà sinh học Trường ĐH Bắc Australia, ở Perth dưới sự hướng dẫn của TS. Monica Gagliano và các đồng nghiệp tại ĐH Bristol, Vương quốc Anh đã nghiên cứu vấn đề này.

Họ sử dụng những máy đo có độ nhạy cao để nghiên cứu các tính chất âm học của những bộ sợi râu của côn trùng, từ đó các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ở những cây ngô mà gốc, rễ bị ngập nước phát ra lặp đi lặp lại những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz.

Khi các nhà nghiên cứu gửi tín hiệu có cùng một tần số với gốc và rễ của các cây, thì chúng có sự thay đổi theo hướng tăng trưởng. Nghiên cứu này là xác nhận thử nghiệm khả năng khoa học về thực vật tạo ra tín hiệu âm thanh, đã được ghi lại và gửi lại cây xem phản ứng thế nào.

Mặc dù vậy, chính các nhà khoa học tự nhận thấy những kết quả mình thu được còn thô sơ và chưa hoàn toàn chính xác để coi chúng là chân lý khoa học. Cần có một số thí nghiệm kiểm chứng thêm của các nhóm độc lập.

“Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi cố gắng phân tích sự khác biệt giữa các thuộc tính để tạo ra và nhận các tín hiệu âm thanh của các loài thực vật. Tiếp theo chúng tôi sẽ khám phá các câc thông tin đã được mã hóa trong những âm thanh này”, bà Gagliano cho biết.

Suốt hai chục năm qua, các nhà khoa học đã chứng mình rằng, tất cả cây cối đều có khả năng “giao tiếp” với nhau bằng cách phản ứng với các tín hiệu hóa học cụ thể và tự mình phát ra các tín hiệu. Phụ thuộc vào các tín hiệu này chúng đã đẩy nhanh quá trình ra hoa, kết trái, trái chín, tăng trưởng gốc, thân cây. Thậm chí chúng có thể sản xuất các hợp chất dễ bay hơi đặc biệt, để có thể báo tin cho nhau biết những động vật ăn cỏ đang đến gần.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm