Loài dơi chọn cây nắp ấm làm nhà
Một loài dơi tí hon, không lớn hơn một chìa khóa ôtô được các nhà khoa học phát hiện thường trú ẩn trong bình của cây nắp ấm ở đảo Borneo thuộc Đông Nam Á, và nó đại tiện luôn vào bình, cung cấp dưỡng chất nuôi sống cây.
Keysi: Bí ẩn môn võ của người dơi / Cận cảnh loài dơi trắng Honduras đáng yêu nhất thế giới
Loài dơi vừa được phát hiện. Ảnh: Reuters. |
Theo GS Ulmar Grafe, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, làm việc tại trường ĐH Brunei Darussalam, trường hợp cộng sinh động vật có vú - thực vật trên là một phát hiện thật bất ngờ.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Sinh học Biology Letters của Hiệp hội Hoàng gia Anh cho biết cây nắp ấm nêu trên có tên khoa học là Nepenthes rafflesiana elongata, sống tại những bãi đầm lầy than bùn nghèo dưỡng chất ở đảo Borneo.
Nhóm nghiên cứu khá ngạc nhiên khi quan sát thấy loài dơi mũi nhẵn nặng chừng 4 gam, có tên khoa học là Kerivoula hardwickii luôn chọn các cây nắp ấm N.r.elongata để ngủ ban ngày, cho dù trong các khu rừng gần đó có rất nhiều địa điểm mà nó có thể đậu ngủ.
“Không chỉ một con dơi, mà một cặp dơi “đang yêu” trong mùa giao phối hay cặp dơi mẹ-con cũng có thể cư trú vừa vặn trong chiếc bình của cây nắp ấm này. Khi màn đêm buông xuống, dơi bay ra để săn côn trùng, chứ nó không ăn xác côn trùng thối rữa đang bị tiêu hóa dần trong dịch bình”, GS Grafe nói.
Chất dinh dưỡng mà cây nắp ấm hấp thụ được chính là phân dơi. Chúng thường làm điều đó (thải phân) vào bình ngay trong lúc ngủ. Sau khi các nhà khoa học phân tích dịch hóa chất trong bình nắp ấm, họ nhận thấy có đến 33,8% chất dinh dưỡng đến từ phân và nước tiểu của dơi.
Theo Reuters, về mặt lý thuyết, có một số nguy hiểm cho dơi khi nó rơi xuống dịch tiêu hóa dưới đáy bình. Tuy nhiên, loài cây nắp ấm N.r.elongata đã biết thích nghi nhằm ngăn chặn điều này, nó cho chiếc bình thuôn dài tới 25 cm và lượng chất lỏng - dịch tiêu hóa - thấp khác thường.
Đây chỉ là trường hợp cộng sinh động vật có vú-thực vật thứ hai được các nhà khoa học khám phá, trường hợp đầu tiên được công bố là vào năm 2009, đó một loài chuột chù cây thả chất thải vào một cây nắp ấm khác.
Khám phá trên một lần nữa cho thấy mức đa dạng sinh học cao của đảo Borneo, tuy nhiên, ông Grafe cho biết hiện nhiều khu rừng tại đảo này đang bị tàn phá nghiêm trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Cột tin quảng cáo