Giải mã bí mật của cây anh túc
Thực vật có khả năng ngụy trang mùi hương để sinh tồn / Thực vật 'hoảng loạn' trong cơn mưa?
Cây anh túc. Ảnh: Arabnews.com |
Trong nhiều thập kỉ qua, cây anh túc được sử dụng để tạo ra các chất gây nghiện bất hợp pháp nhưng cũng là thành phần quan trọng để sản xuất thuốc giảm đau như morphine và chất ức chế ho noscapine. Theo hãng thông tấn Reuters, sau khi phát hiện noscapine cũng là tác nhân chống ung thư hiệu quả, các nhà khoa học đã tích cực giải mã gen của cây anh túc để việc sản xuất hợp chất noscapine dễ dàng hơn.
Với nỗ lực không ngừng, nhóm các nhà khoa học của Đại học York và hãng dược GlaxoSmithKline (GSK) đã tìm ra nhóm 10 gen quyết định cơ chế tạo nên hợp chất noscapine, tạo điều kiện cho những người gây giống cây có thể tạo ra giống thuốc phiện có năng suất cao hơn. Phát hiện về nhóm 10 gen này đã được công bố trên tạp chí Science.
Noscapine lần đầu tiên được phát hiện vào đầu thế kỷ 19 và đã được sử dụng để ứng chế ho từ những năm 1950, nhưng các nhà khoa học chỉ thực sự quan tâm tới hợp chất này khi noscapine được chứng minh là một tác nhân chống ung thư hiệu quả.
Khả năng tương tự cũng được tìm thấy từ vỏ cây thủy tùng Thái Bình Dương, hiện đang được dùng để sản xuất ra Taxol, một loại thuốc chống ung thư. Công ty Cougar Biotechnology cũng đang nghiên cứu khả năng chữa chứng đau tủy của noscapine, một loại ung thư ảnh hướng tới những tế bào huyết tương trong tủy xương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền