Thực vật 'hoảng loạn' trong cơn mưa?
Hóa ra đây chính là căn bệnh đã cướp đi mạng sống của Gia Cát Lượng / Vẻ đẹp tuyệt tác của tòa nhà cao nhất thế giới xuyên giữa tầng mây
Tại sao cây lại sợ nước? - Vì thực vật phải có nước để phát triển nên hầu hết con người cho rằng chúng yêu mưa. Mặc dù nước là một phần thiết yếu trong hệ sinh thái của chúng thế nhưng thực vật lại có phản ứng bất thường với mưa. Các nhà nghiên cứu Khoa học Phân tử của Đại học Tây Úc, Đại học Lund và Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Năng lượng Thực vật Úc đã dày công tìm hiểu về phản ứng này.
Ảnh minh họa.
“Nghe có vẻ lạ nhưng thực vật thực sự hoảng sợ khi trời mưa bởi mưa là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lây lan giữa cây cối. Khi một hạt mưa bắn tung tóe trên một chiếc lá, những giọt nước nhỏ li ti chạy theo mọi hướng có chứa vi khuẩn, virus hoặc bào tử nấm. Chỉ một giọt duy nhất có thể lan rộng tới 10m, lan sang các cây xung quanh” - GS Harvey Millar của Đại học Tây Úc cho biết.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng protein Myc2 bắt đầu phản ứng dây chuyền ở thực vật có liên quan đến hàng ngàn gen và hàng trăm protein khác. Điều này kích hoạt hệ thống phòng thủ của cây thông qua một loạt các tín hiệu hóa học, cho phép nó chuẩn bị cho các bệnh tiềm ẩn. Một số tín hiệu làm chậm khả năng ra hoa của cây hoặc làm chậm sự phát triển của nó.
Mưa có thể lây lan virus, nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng trên một khoảng cách dài. Vì thực vật thiếu khả năng di chuyển và tìm nơi trú ẩn, chúng dễ bị tổn thương trước nhiều loại mầm bệnh. Ví dụ, bào tử nấm có thể di chuyển từ cây này sang cây khác bởi nước bắn ra từ cơn mưa. Khi nấm đậu trên một chiếc lá trong một giọt nước, chúng có thể lây nhiễm một loại cây mới. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Liege và MIT đã nghiên cứu tại sao các bệnh thực vật dường như sẽ bắt đầu sau mưa bão. Họ đã phát hiện được rằng mưa rơi trên lá bị ô nhiễm có thể lây lan mầm bệnh sang các lá và cây khác. Phát hiện của họ cuối cùng có thể giúp nông dân và người làm vườn thay đổi chiến lược trồng trọt để giảm sự lây lan bệnh tật.
Khi một phản ứng dây chuyền bắt đầu trong một cây để đối phó với mưa, nó cũng giải phóng hormone axit jasmonic có thể cảnh báo các cây khác về sự nguy hiểm. Các hormone hoạt động như một cơ chế tín hiệu. Mặc dù có vẻ kỳ lạ khi một loài thực vật muốn cảnh báo người khác về mưa và nguy cơ có thể gây bệnh của mầm bệnh, nhưng thật có ý nghĩa nếu bạn muốn xem xét hệ sinh thái. Một loại cây bụi có thể cảnh báo các cây khác về nguy hiểm sẽ giúp ích cho chính nó trong quá trình này. Nếu các cây khác bắt đầu phản ứng dây chuyền của riêng chúng để bảo vệ chống lại mầm bệnh tiềm tàng, thì nó sẽ giữ cho toàn bộ khu vực khỏe mạnh hơn và cây bụi tránh được mầm bệnh. Bất kỳ cây nào bị bệnh đều ở trạng thái yếu hơn và có thể bị nhiễm các loại nấm, vi khuẩn hoặc vi rút khác, sẽ gây nguy hiểm cho cây bụi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Dọn đồ đạc của ông nội và đào ra chiếc 'thớt cổ' hàng trăm năm tuổi, sau khi được chuyên gia thẩm định, chàng trai trở nên giàu có chỉ sau một đêm
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách