Thực vật có thể… 'nhắn tin' với nhau
Rơi vào hàm cá sấu, hà mã con bị xé xác / Hà mã chen ngang, linh dương "ôm hận" trong hàm cá sấu
Trước đây các nhà khoa học cho rằng thực vật chủ yếu “giao tiếp” với nhau nhờ một mạng lưới đặc biệt sử dụng nấm Mycorrhizal trong đất như một loại mạch điện.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu đã khám phá cách hoạt động của tín hiệu điện này thông qua sự kết hợp giữa các thí nghiệm vật lý và mô hình toán học dựa trên các phương trình vi phân, mặc dù chưa rõ chính xác những thông điệp mà các loại cây có thể muốn truyền tải cho nhau.
Sử dụng tín hiệu điện có thể truyền tín hiệu ngay cả khi thực vật không ở trong cùng một vùng đất.
Công trình được xây dựng dựa trên các thí nghiệm trước đó bởi cùng một nhóm nghiên cứu cách thức hoạt động của cách nhắn tin dưới mặt đất này.
Kỹ sư điện Yuri Shtessel từ Đại học Alabama ở Huntsville cùng với nhà hóa sinh Alexander Volkov từ Đại học Oakwood đã thử nghiệm thông tin liên lạc giữa các loại cây khác nhau trong các chậu riêng biệt, cả có và không có khe hở không khí.
Không có một dây dẫn điện kết nối chúng, kết nối đã bị hỏng. Tuy nhiên với một dây bạc được lắp đặt, mạng đã hoạt động trở lại, điều này cho thấy bất kỳ loại dây dẫn điện nào cũng có thể được sử dụng cho các cuộc “trò chuyện” giữa các loại cây.
Các mạng tin nhắn dường như giữ nguyên vị trí và có dạng tương tự trên các loại cây khác nhau. Đơn cứ như cây lô hội và cây bắp cải đã được sử dụng trong nghiên cứu mới, trong khi các thí nghiệm trước đây đã xem xét cùng một loại tín hiệu giữa các cây cà chua. Các mô hình đề xuất các loại cây khác nhau có thể có thể giao tiếp theo cùng một cách.
Mặc dù nghiên cứu mới nhất này không đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào về những gì được nhắn qua lại giữa các loại thực vật, hoặc có bao nhiêu thông tin liên lạc có chủ ý hay không, nhưng nó cho thấy tiềm năng các thông điệp được gửi về các mối đe dọa đối với thực vật, sự tăng trưởng hoặc chuyển động của thực vật.
Thí nghiệm cũng cho thấy các mạng lưới nấm Mycorrhizal trong đất được xác định trước đây trong các nghiên cứu khác không nhất thiết phải thiết lập một mạng lưới truyền thông cho hệ thống thực vật. Tất cả đều đặt ra một số câu hỏi thú vị cho nghiên cứu trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc
Phát hiện đầu sói khổng lồ ở vùng băng vĩnh cửu ở Nga, hóa ra là một con sói cổ từ 40.000 năm trước, nếu được bảo tồn có thể sẽ “hồi sinh”