Thực vật cũng có “thính giác”
Rùng mình trước 10 loài cây độc nhất thế giới / Ngắm những loài cây 'độc', lạ đẹp như thiên thần, ngỡ chỉ ở thiên đàng
Hầu hết mọi người đều không suy nghĩ nhiều trước khi ăn một đĩa salad nhưng có lẽ từ bây giờ trở đi, chúng ta nên có một chút quan tâm hơn khi nhai rau diếp.
Các nhà khoa học đã tìm ra rằng thực vật có khả năng trở nên phòng thủ trước âm thanh của việc bị ăn.Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Missouri (MU) nhận thấy rằng thực vật có khả năng xác định âm thanh trong môi trường xung quanh và phản ứng với các mối đe dọa đó.
“Những nghiên cứu trước đây đã điều tra cách thức thực vật phản ứng với nguồn âm thanh, bao gồm âm nhạc”, nhà nghiên cứu khoa học cao cấp Heidi Appel của Phòng Khoa học Thực vật tại Đại học Nông nghiệp, Trung tâm Food and Natural Resources and the Bond Life Sciences của MU cho biết. “Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu về cách thực vật trả lời một rung động”.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng những rung động liên quan tới việc bị ăn làm thay đổi các tế bào trao đổi chất ở thực vật, tạo ra các chất hóa học phòng thủ, đẩy lùi các cuộc tấn công từ sâu bướm."
“Thính giác” của thực vật có khả năng phân biệt
“Điều đáng chú ý là thực vật phản ứng khác nhau trước các rung động khác nhau. Rung động do gió nhẹ hoặc âm thanh của các loài côn trùng khác mặc dù có những đặc điểm âm thanh giống của sâu bướm tạo ra nhưng không hề làm tăng các chất hóa học phòng vệ”, Cocroft cho hay.
Heidi Appel (trái) and Rex Cocroft (phải) từ Đại học Missouri, dẫn đầu nghiên cứu. Ảnh: Roger Meissen“Điều này cho thấy thực vật có khả năng phân biệt rung động do bị ăn với các tác nhân khác của môi trường”.
Ứng dụng “thính giác” của thực vật trong tương lai“Thực vật có nhiều cách khác nhau để phát hiện việc côn trùng tấn công nhưng “lắng nghe” rung động có lẽ là cách nhanh nhất để nhận biết mối đe dọa và tăng cường sự phòng thủ”, Cocroft nói.
“Do sâu bướm phải bò đi khi gặp các chất hóa học này, việc sử dụng rung động để nâng cao khả năng phòng thủ của thực vật có thể sẽ rất hữu ích cho nông nghiệp”, Appel chia sẻ.
“Nghiên cứu này đã mở ra một cánh cửa rộng hơn vào thế giới thực vật, chỉ ra rằng thực vật có nhiều phản ứng giống với động vật trước các yếu tố bên ngoài, mặc dù sự phản ứng này bề ngoài có vẻ khác nhau”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo