Khoa học - Công nghệ

Giáo sư ‘khai sinh’ AI lần đầu sang Việt Nam chia sẻ về đạo đức AI

Giáo sư Yoshua Bengio, một trong những nhà khoa học đặt nền tảng cho sự phát triển của tri tuệ nhân tạo (AI) đã có buổi chia sẻ về “An toàn AI” trong khuôn khổ hội thảo công nghệ cấp cao “AI an toàn - Định hình đổi mới có trách nhiệm” chiều 5/12 tại Hà Nội.

Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2024: 'Tấm vé thông hành' giúp doanh nghiệp Việt vươn xa / Amazon ra mắt một loạt công cụ và mô hình AI tiên tiến

Trong khuôn khổ của sự kiện, Giáo sư Yoshua Bengio đã có buổi đối thoại về “AI có trách nhiệm và tầm quan trọng của AI trong giáo dục”, chứng kiến Lễ ra mắt Ủy ban Đạo đức AI trực thuộc Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA).

Chú thích ảnh
Giáo sư Yoshua Bengio đã có buổi đối thoại về “AI có trách nhiệm và tầm quan trọng của AI trong giáo dục”.

Giáo sư Yoshua Bengio cho rằng, điều quan trọng nhất là việc phát triển công nghệ cần phải đi đôi với việc bảo vệ quyền lợi của con người và sự phát triển bền vững của xã hội. AI đang phát triển vượt bậc, hiệu quả sử dụng dữ liệu tăng 30%, hiệu suất thuật toán tăng gấp ba lần, đầu tư vào lĩnh vực này trung bình đạt 100 tỷ USD/năm và các đánh giá chuẩn mực cho thấy năng lực AI đã vượt qua khả năng của con người trong việc làm chủ ngôn ngữ và xử lý dữ liệu.

Tuy nhiên, sự tiến bộ nhanh chóng này đặt ra câu hỏi đáng lo ngại về khả năng kiểm soát những hệ thống AI thông minh hơn con người. Trong bối cảnh đó, một câu hỏi đạo đức lớn được đặt ra: Ai sẽ quyết định mục tiêu của AI? Sự cấp bách của việc hiểu rõ và hành động đúng đắn không chỉ là trách nhiệm, mà còn là yếu tố sống còn đối với tương lai nhân loại.

Một trong những nguyên tắc quan trọng được Giáo sư Yoshua Bengio đưa ra là AI cần được xây dựng như công cụ phục vụ con người, không phải như những "tác nhân" có khả năng tự đặt ra mục tiêu và hành động để đạt được mục tiêu đó, vì các mục tiêu của AI có thể mâu thuẫn hoặc vượt ngoài ý định ban đầu của con người.

Do đó, theo Giáo sư Yoshua Bengio nên tránh thiết kế "bản năng sinh tồn" cho các hệ thống AI. Điều đó có nghĩa là không nên thiết kế các hệ thống AI giống con người, có cảm xúc, ngoại hình và thậm chí cả ý thức, quyền tự quyết, tự chủ.

Một thống kê năm 2023 về Tương lai của thị trường Lao động tạiDiễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết, đến năm 2025, AI dự kiến sẽ tạo ra 12 triệu việc làm mới trên toàn cầu. Một nghiên cứu khác của McKinsey cũng cho thấy, AI có thể đóng góp vào việc tạo ra từ 20 triệu đến 50 triệu việc làm mới trên thế giới vào năm 2030.

 

Theo Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình, AI cần được coi là một “đồng minh” chứ không phải một mối đe dọa lấy mất việc làm của con người. Việc học hỏi và ứng dụng AI là vô cùng quan trọng để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường lao động; bao gồm những hiểu biết cơ bản về AI, học máy, khoa học dữ liệu, cũng như các kỹ năng giải quyết vấn đề và phân tích để làm việc hiệu quả với các hệ thống AI.

Chú thích ảnh
VINASA đã công bố thành lập Ủy ban Đạo đức Trí tuệ nhân tạo.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, VINASAđã công bố thành lập Ủy ban Đạo đức Trí tuệ nhân tạo. Sự kiện có sự chứng kiến của Giáo sư Yoshua Bengio (Đại học Montréal và Viện Mila),, lãnh đạo VINASA, lãnh đạo một số doanh nghiệp thành viên của VINASA.

Ủy ban Đạo đức Trí tuệ nhân tạo ra đời thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng một hệ sinh thái AI nơi đổi mới sáng tạo được phát triển trong khuôn khổ đạo đức, đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu và bảo vệ các giá trị xã hội.

Ủy ban có sứ mệnh định hướng lộ trình phát triển AI của Việt Nam, đảm bảo AI được triển khai theo chuẩn mực đạo đức, đổi mới sáng tạo song hành với lợi ích xã hội, và thúc đẩy môi trường pháp lý thuận lợi cho AI.

Giáo sư Yoshua Bengio là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu trong việc tạo ra nền móng để AI trở thành một công nghệ thực tế, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), thị giác máy tính, học máy và robot học. Năm 1993, ông thành lập Viện nghiên cứu AI Mila góp phần quan trọng đưa Montreal (Canada) trở thành trung tâm toàn cầu về công nghệ học sâu.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm