Khoa học - Công nghệ

Thực tiễn yêu cầu cần sửa đổi toàn diện Luật Khoa học và Công nghệ

Luật Khoa học và công nghệ 2013 đã cập nhật những thách thức và xu hướng mới, phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên hiện nay khoa học và công nghệ đã phát triển nhanh chóng, nhiều quy định hiện hành chưa phù hợp.

Trung Quốc xây lắp kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới / Vì sao giới chức Mỹ gây áp lực để Google bán Chrome?

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, quá trình triển khai thi hành Luật Khoa học và công nghệ 2013 cho thấy pháp luật hiện hành có một số nội dung chưa phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn nhằm phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là:

Thứ nhất, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với mô hình tăng trưởng dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao và yếu tố động lựcKhoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) ngày càng rõ nét đòi hỏi nhà nước cần có các cơ chế, chính sách phục vụ cho mục đích này. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định đủ cơ chế thu hút, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho KH,CN&ĐMST.

Thứ hai, các tác động của hội nhập sâu rộng và toàn diện của Việt Nam trong một thế giới phát triển mạnh mẽ, đột biến, nhất là về KH,CN&ĐMST đòi hỏi các hành lang pháp lý; cơ chế chính sách phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn.

LUAT KHCN1

Thứ ba, các làn sóng công nghệ mới phát triển nhanh chóng, mãnh liệt đòi hỏi Chính phủ các nước phải luôn sẵn sàng điều chỉnh chính sách và thích ứng kịp thời.

Thứ tư,nhiều nội dung xuất phát từ tình hình thực tiễn hoặc là thông lệ quốc tế trong hoạt động KH&CN chưa được bổ sung, cập nhật vào Luật KH&CN 2013 như: Triển khai nhiệm vụ KH&CN trong tình huống đột xuất, khẩn cấp, liên quan tới an toàn, an ninh quốc gia; sức khỏe, tính mạng của người dân; các thảm họa thiên nhiên đe dọa môi trường sống của con người, các loài động, thực vật và hệ sinh thái...

Thứ năm, những quy định chưa phù hợp trong Luật KH&CN 2013 như: Vấn đề giao quyền sở hữu kết quả KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì theo cơ chế tự động; vấn đề tập trung nguồn lực chủ yếu cho các chương trình KH&CN để tạo ra tri thức nhưng chưa quan tâm bố trí đủ nguồn lực thỏa đáng cho các chương trình ứng dụng tri thức...

Từ thực tiễn cũng như các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Luật KH&CN 2013, Bộ KH&CN nhận thấy cần nghiên cứu và sửa đổi toàn diện Luật KH&CN.

Mục đích xây dựng Luật KH,CN&ĐMST để tác động một cách tích cực, hiệu lực và hiệu quả tới các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ theo cách tiếp cận toàn diện của hệ thống ĐMST quốc gia, thúc đẩy cả ba chức năng tạo ra tri thức, ứng dụng tri thức và truyền bá tri thức mạnh mẽ hơn trong đời sống xã hội và đóng góp cho nhân loại.

Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh, an toàn cho quốc gia, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đưa KH,CN&ĐMST thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đạt mục tiêu kép của quốc gia vào năm 2030 và 2045 như Đại hội XIII đã đề ra.

Xây dựng Luật KH,CN&ĐMST trên quan điểm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về KH,CN&ĐMST; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST, nhất là trong hoạt động quản lý nhà nước; nâng cao tính minh bạch, đạo đức và liêm chính trong hoạt động KH&CN.

Kế thừa các quy định của Luật KH&CN 2013 còn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với thực tiễn phát triển KH&CN của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Ban hành các chính sách mới thông qua các quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững KH&CN, bắt kịp với sự phát triển KH&CN của thế giới.

Mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST, đóng góp ngày càng hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm