Khoa học - Công nghệ

Giới khoa học tranh cãi về tác dụng của nọc độc rắn với COVID-19

Một enzym chứng minh được khả năng kháng virus, song, nó lại xuất hiện trong cơ thể nhiều F0 chuyển biến nặng, sắp tử vong tại Mỹ. Đó chính là enzyme phospholipase A2 (sPLA2-IIA). Chất này tương tự với thành phần hoạt tính trong nọc rắn jararacussu.

Khởi động Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2021 / Tổng giám đốc Busadco Hoàng Đức Thảo: Thách thức lớn nhất hiện nay là đưa sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng thực tiễn

Vào tháng 1, các nhà sinh vật học Nga từ Viện Hóa sinh hữu cơ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) và Viện Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya đã phát hiện thành phần nọc rắn jararacussu có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2.

Đây là một trong những loại rắn lớn nhất ở Brazil, chiều dài có thể lên đến 2 m. Rắn jararacussu thường sống ở rừng Đại Tây Dương, xuất hiện nhiều tại Bolivia, Paraguay và Argentina.

gioi khoa hoc tranh cai ve tac dung cua noc doc ran voi covid 19 hinh 1

Giới khoa học tranh cãi về tác dụng của nọc độc rắn với COVID-19. Ảnh: TL

Thành phần mà họ nói đến chính là enzyme phospholipase A2 (PL2). Chúng ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2, ngăn chặn sự tương tác của protein đột biến SARS-CoV-2 với thụ thể ACE2. Ngay cả với nồng độ thấp, enzyme vẫn mang lại hiệu quả chống nCoV cao.

Các PLA2 từng được chứng minh bất hoạt virus sốt xuất huyết Dengue DEN-2. Cơ chế là cắt nhỏ những glycerophospholipid trong vỏ ngoài của virus. Tuy nhiên, chúng không thể tiêu diệt virus coxsackie B5 hay virus viêm cơ tim.

Nguyên nhân là những virus này không có vỏ bọc ngoài. Chúng cũng không chống được các virus màng sinh chất.

Enzyme PLA2 thậm chí chỉ có tác dụng với SARS-CoV-2 và không cho thấy đặc tính tiêu diệt virus corona ở các chủng khác như MERS. Nguyên nhân được cho là các đoạn đột biến của PLA2 có một số tương đồng với S-protein của SARS-CoV-2. Nhờ đó chúng có thể ức chế sự gắn kết của virus với các thụ thể ACE2.

Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa có thêm tiến triển gì khác ngoài các phát hiện trong phòng thí nghiệm.

 

TheoReuters, một báo cáo đăng tải trên chuyên trang khoa họcMoleculesvào tháng 8 của nhóm chuyên gia Brazil cho thấy phân tử trong nọc rắn jararacussu có thể ứng chế 75% khả năng nhân lên của virus SARS-CoV-2 trong tế bào khỉ.

Nghiên cứu do các chuyên gia tại Cao đẳng Nông Nghiệp và Khoa học đời sống (thuộc Đại học Arizona, Mỹ) phối hợp Đại học Stony Brook và Trường Y khoa Wake Forest, thực hiện.

Bài báo được công bố trên tạp chíJournal of Clinical Investigation(JCI) của Hiệp hội Điều tra Lâm sàng Mỹ.

Khoảng 7 tháng sau nghiên cứu trên, nhóm chuyên gia từ Đại học Arizona, Mỹ, lại phát hiện điều bất ngờ về nọc độc của rắn jararacussu.

Giáo sư, tiến sĩ Floyd Chilton, tác giả chính của bài báo, cho biết dự án phân tích mẫu huyết tương của 127 bệnh nhân COVID-19 từ nhẹ đến nặng, nhập viện Bệnh viện Đại học Stony Brook từ tháng 1-7/2020.

 

Nhóm đối chứng gồm mẫu máu của 154 F0 khác tại Bệnh viện Đại học Stony Brook và Trung tâm Y tế Đại học Banner (Tucson, Arizona, Mỹ) trong khoảng thời gian từ tháng 1-11/2020.

Kết quả, họ nhận thấy các bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện chăm sóc tích cực tiết ra nhiều enzyme PL2. Họ cho rằng enzyme này có thể là chìa khóa giúp dự đoán ai sẽ chuyển biến nặng khi bị nCoV tấn công.

Ngoài các yếu tố nguy cơ truyền thống như tuổi tác, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tình trạng sức khỏe sẵn có (bệnh lý nền), nhóm tập trung vào các enzyme sinh hóa cũng như mức độ chất chuyển hóa lipid của bệnh nhân.

Hầu hết F0 nhẹ đến trung bình có nồng độ enzyme sPLA2-IIA dao động trong khoảng 0,5 μg/ml. Trong khi đó, 63% F0 có chuyển biến nguy kịch, nồng độ sPLA2-IIA của họ ≤10 μg/ml.

Theo ông Chilton, enzyme phospholipase A2 đã được phát hiện từ hàng triệu năm trước. Con người tận dụng nó để điều trị các bệnh liên quan virus, vi khuẩn thông qua cơ chế “cắt nhỏ” màng bọc của chúng.

 

Vị chuyên gia cho hay enzyme phospholipase A2 trong cơ thể các bệnh nhân COVID-19 nặng đã xóa sạch màng bảo vệ của các cơ quan nội tạng, tương tự cơ chế chúng làm với màng bọc của virus, vi khuẩn. Điều này khiến bệnh nhân bị suy đa tạng, nguy kịch.

Giáo sư Chilton nói thêm các chất ức chế enzyme đã được phát triển vào đầu những năm 2000, tương tự huyết thanh cứu người bị rắn jararacussu cắn. Nhờ nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ biết ai là nhóm có nguy cơ cao dễ diễn biến nặng nhờ nồng độ phospholipase A2. Qua đó, họ sẽ kịp thời can thiệp huyết thanh ức chế enzyme.

Nói cách khác, những F0 rơi vào nguy kịch vì enzyme phospholipase A2 tàn phá cơ thể có thể được cứu mạng nhờ dùng chất ức chế.

Hiện tại, nhóm tác giả chuẩn bị cho thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn với các chất ức chế enzyme nói trên, chủ yếu nhắm vào các F0 có diễn biến nặng, nguy cơ tử vong vì COVID-19.

Các chất ức chế đã có sẵn nên họ tiết kiệm được nhiều công đoạn, không phải bắt đầu từ con số 0. Tuy nhiên, thử nghiệm lâm sàng vẫn mất nhiều tháng.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm