Khoa học - Công nghệ

Hà Tĩnh: Đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế số trong sản xuất nông nghiệp

DNVN - Để tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn quả có múi nói riêng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Hà Tĩnh tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh".

Việt Nam cần chuyển đổi nhanh sang sử dụng năng lượng sạch / 4 trụ cột trong hoạt động quản lý năng suất doanh nghiệp

Cán bộ cấp dưới cũng phải nắm chắc chuyển đổi số

Tham gia diễn đàn có gần 100 đại biểu là đại diện Phòng Nông nghiệp và PNTN, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi, cùng bà con nông dân đến từ các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc và Đức Thọ. Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham dự diễn đàn qua cầu truyền hình trực tuyến.

 a chú thích hộ e

Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ sẽ tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Trí - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh, những năm gần đây, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đang được tập trung thúc đẩy mạnh mẽ, coi đây là giải pháp đột phá tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển ngành với trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu, minh bạch thông tin; có trách nhiệm với người sản xuất, với người tiêu dùng, tiến tới đồng bộ hóa nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh. Để bắt đầu có quá trình chuyển đôi số, Hà Tĩnh đã lựa chọn cây bưởi Phúc Trạch, cam Chanh, cam Bù là đối tượng tiên phong.

Cũng theo ông Trí, đến nay toàn tỉnh có 2.593ha bưởi Phúc Trạch, sản lượng trên 20.000 tấn và 7.502 ha cam với sản lượng đạt trên 60.000tấn, cho doanh thu trên 1.500 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Hữu Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho hay, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã được tỉnh giao là đầu mối phối hợp Công ty Cổ phần iCheck thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên cây ăn quả có múi. Kết quả, đến nay đã số hóa cho trên 4.220 hộ dân sản xuất bưởi Phúc Trạch và Cam bù, cam Chanh sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ,… với 899 ha bưởi Phúc Trạch (chiếm 35% tổng diện tích bưởi toàn tỉnh) và 1.873 ha cam (chiếm 25% tổng diện tích cam toàn tỉnh). Bên cạnh đó, còn số hóa cho một số hộ, doanh nghiệp cung cấp phân bón, vật tư và cây giống nhằm giới thiệu địa chỉ cung cấp đầu vào phục vụ sản xuất. Xây dựng và ra mắt Cổng thông tin điện tử cho cây bưởi Phúc Trạch (buoiphuctrach.gov.vn), cam Hà Tĩnh (camhatinh.gov.vn). Đây là công cụ hỗ trợ việc minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm gắn với việc quản lý nhà nước và xúc tiến thương mại.

Cần đầu tư để nông dân tiếp cận chuyển đổi số

 

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cũng đã đưa ra một số tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số như: Đối với các hộ sản xuất, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính chưa nhiều; kỹ năng sử dụng còn hạn chế, chưa thành thạo; THT, HTX và doanh nghiệp thì hoạt động chưa hiệu quả, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu còn hạn chế, thành viên mạnh ai nấy làm; một số địa phương, người dân vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của chuyển đổi số và đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử...

Ông Nguyễn Đức Anh Cường - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho rằng: Để thực hiện chuyển đổi số trước hết cần có con người số, đó là những người tiên phong, mạnh dạn ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và những cán bộ tâm huyết trong công tác mở đường. Người sản xuất phải thay đổi phương thức, cách làm, người cán bộ phải là người tạo động lực để người dân tham gia chuyển đổi số.

Còn theo ông Trương Thanh Hà - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Vũ Quang: Chuyển đổi số góp phần làm giảm sự thao túng thị trường, ép giá sản phẩm của thương lái, giúp giá cả sản phẩm ổn định và thúc đẩy công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ tốt hơn.

Nhân dịp này, Ban cố vấn đã giải đáp thỏa đáng những thắc mắc, nguyện vọng của bà con về các vấn đề cách tiếp cận chuyển đổi số, cách thức đưa sản phẩm lên sàn, cách sử dụng hệ thống…

Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã được tham quan mô hình “Nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối tiêu thụ gắn với Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới” tại gia đình anh Thái Vinh Quang, thôn Tân Hoa, xã Sơn Kim. Tham quan mô hình các đại biểu được tận mắt chứng kiến hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh trên cây cam: phầm mềm, quản lý, giám sát, công cụ giám sát quy trình sản xuất, chăm sóc bảo vệ thực vật… Đây là động lực thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông minh, phát triển mô hình kinh tế số.

 

Ông Nguyễn Văn Trí - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh khẳng định: Việc chuyển đổi số trên cây ăn quả có múi và đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử là việc làm đúng đắn mang lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng, nhà phân phối, nhà thu mua và đặc biệt là nhà sản xuất. Chuyển đổ số là bước đi tất yếu để giải quyết các điểm nghẽn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Vì vậy, để góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn quả có múi nói riêng.

Cũng trong diễn đàn này, ông Nguyễn Văn Việt Giám đốc Sở nông nghiệp, phát triển nông thôn Hà Tĩnh nhấn mạnh: Để đồng bộ hóa trong công cuộc chuyển đổi số, các tổ công tác các huyện, xã tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh để hoàn thiện việc chuyển đổi số trên cây bưởi Phúc Trạch và cam Hà Tĩnh, coi chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, xuyên suốt và toàn diện, mang tính đột phá và cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Phải xây dựng chiến lược phát triển liên tục, kiên trì, thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí nguồn lực; đảm bảo tính kế thừa và đổi mới sáng tạo với những bước đi vững chắc.

A chú thích ảnh hộ em nhé

Thành viên chuyển đổi số cấp huyện đang trao đổi kinh nghiệm tại hội thảo

Đẩy mạnh xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, mô hình liên kết chuỗi, mô hình đạt tiêu chuẩn chất lượng trong và người nước… để bà con có cơ sở học tập làm theo. Các doanh nghiệp cố gắng chia sẻ khó khăn và lợi nhuận với bà con, xây dựng mối liên kết chặt chẽ để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nông dân phải chủ động, tăng cường tham quan, học tập, mạnh dạn áp dụng những mô hình hiệu quả, không ngừng tìm kiếm thông tin, học hỏi từ những người dân tiên phong, luôn trong tâm thế đổi mới nhằm bắt kịp với xu thế của thời đại để đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

 

Ngành nông nghiệp tỉnh mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí trong tỉnh, Trung ương đóng trên địa bàn, tăng cường giới thiệu, truyền bá tiến bộ công nghệ và những mô hình, những cách làm hay để bà con trên cả nước có điều kiện cùng đồng hành công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hướng tới một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh.

Anh Bình - Ngọc Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm