Khoa học - Công nghệ

Không còn phát sinh lợn chết sau khi tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi

DNVN - Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện không còn phát sinh lợn chết sau khi tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi. Từ đầu năm 2022 đến ngày 5/9, số lợn buộc phải tiêu hủy do mắc bệnh DTLCP đã giảm 37% so với cùng kỳ năm 2022.

Sắp công bố vaccine dịch tả lợn Châu Phi do doanh nghiệp Việt nghiên cứu / Linh hoạt quy trình, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi

Ông Nguyễn Văn Long, quyền Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, những địa phương đang thực hiện theo đúng chỉ đạo của BộNN&PTNT và hướng dẫn của Cục Thú y về tiêm vaccine DTLCP đều cho kết quả tốt. Không còn phát sinh lợn chết sau khi tiêm vaccine DTLCP tại Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi.

Việc chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, đánh giá, kiểm nghiệm, khảo nghiệm và cấp phép lưu hành vaccine DTLCP rất chặt chẽ, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu khoa học. Đồng thời, việc đánh giá không chỉ riêng Việt Nam tự đánh giá mà còn có sự đánh giá của các chuyên gia độc lập, các nhà khoa học quốc tế.

Báo cáo của Cục Thú y nhận định từ đầu năm 2022 đến ngày 5/9, DTLCP xảy ra tại 916 xã (giảm 22% so với cùng kỳ năm 2022), 50 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 47.000 con lợn (giảm 37% so với cùng kỳ năm 2022).

Hiện nay, cả nước còn 87 ổ dịch tại 15 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn lợn phát triển đạt hơn 28 triệu con, bảo đảm nguồn cung thịt lợn và tái xuất khẩu.

Tuy nhiên, Cục Thú y dự báo dịch DTLCP tiếp tục xảy ra, đặc biệt các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Không còn phát sinh lợn chết sau khi tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi.

Ngày 25/8/2022, Cục Thú y đã có Công văn số 1350/TY-QLT gửi các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, cùng tất cả các tỉnh, thành phố khác có sử dụng vaccine và Công ty Navetco đề nghị nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác tổ chức giám sát sử dụng vaccine để tránh tình trạng lợn chết do tiêm vaccine không đúng chỉ dẫn.

Trước đó, đoàn công tác của Cục Thú y, Sở NN&PTNT các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Công ty Navetco nhận định tình hình lợn phản ứng, chết sau tiêm vaccine DTLCP là do cung ứng, bán vaccine trực tiếp cho thú y cơ sở và người chăn nuôi tự tiêm không đúng đối tượng chỉ định.

Có thể do các đàn lợn đang bị nhiễm vi rút DTLCP thực địa hoặc mầm bệnh nguy hiểm khác trước khi được tiêm phòng, nên khi tiêm vaccine dẫn đến phản ứng mạnh hơn, gây chết, đặc biệt đối với lợn có thể trạng ốm yếu, lợn không thuộc đối tượng sử dụng vaccine.

Cùng với đó là do không có sự giám sát của các cơ quan thú y và Công ty Navetco, nên thú y cơ sở và người chăn nuôi chưa tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng, sử dụng chung kim tiêm, dẫn đến lây lan vi rút DTLCP thực địa trong quá trình tiêm.

Hoài Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm