Việt Nam sản xuất thành công vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi
Cần gần 229 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi / Nam Định: Lão nông vượt qua dịch tả lợn châu Phi, trở thành 'tỷ phú'
Đây là thông tin lạc quan trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đang diễn biến phức tạp, âm thầm lây lan tại nhiều tỉnh thành và gây nhiều thiệt hại trong 3 năm qua, kể từ khi xâm nhập vào Việt Nam (từ năm 2019).
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Việt Nam đã chính thức sản xuất được vaccine thương mại phòng bệnh tả lợn châu Phi, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng.
Đến thời điểm này, chưa có quốc gia nào công bố sản xuất thành công vaccine thương mại để phòng dịch bệnh này.
Ông Tiến cho biết, từ khi bệnh tả lợn Châu Phi được phát hiện, mặc dù có hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến virus tả lợn châu Phi và phát triển vaccine của các nhà khoa học được công bố. Tuy nhiên, trên thế giới chưa có vaccine thương mại phòng bệnh tả lợn Châu Phi.
Việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh tả lợn Châu Phi gặp rất nhiều khó khăn và thử thách ở nước ta và trên thế giới.
Theo ông Nguyễn Văn Long, quyền Cục trưởng Cục Thú y, đầu tháng 11/2019 các nhà khoa học của Mỹ đã công bố nghiên cứu thành công chủng virus dịch tả lợn Châu Phi nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gen ASF-G-Delta I177L. Đây là tiền đề rất quan trọng cho việc nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng dịch bệnh này của Việt Nam.
Từ tháng 7/2020, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo cho phép nhập khẩu chủng giống virus dịch tả lợn Châu Phi nhược độc cắt gen dùng để nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng, chống bệnh ASF tại Việt Nam.
Ngay sau khi tiếp nhận chủng giống ASF-G-Delta I177L từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào tháng 9/2020, Công ty Navetco đã khẩn trương triển khai nghiên cứu. Qua 5 lần thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, kết quả 100% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ. Còn trong điều kiện sản xuất có 80% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ.
Bộ NN-PTNT đã thành lập các Hội đồng khoa học cấp cơ sở, cấp bộ và tổ chức hàng chục cuộc họp với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhà quản lý và nhà sản xuất vaccine thú y để nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, hồ sơ đăng ký lưu hành vaccine dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco.
Kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá rất kỹ lưỡng đã được chấp nhận công bố trên các Tạp chí khoa học uy tín của thế giới và Tạp chí Khoa học thú y của Việt Nam.
Ngày 17/5/2022, Viện nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã có thư chính thức gửi Cục Thú y Việt Nam xác nhận vaccine NAVET-ASFVAC đảm bảo an toàn, hiệu lực.
Vaccine sẽ được đưa vào sử dụng trên toàn quốc. Dự kiến, giá thành sẽ từ 34.000-36.000 đồng/liều vaccine dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC, tương đương vaccine phòng bệnh tai xanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thể chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo