Khoa học - Công nghệ

Mỹ cảnh báo: Tế bào ung thư đặc biệt chọn đường glucose làm thức ăn

Đường glucose là sản phẩm quen thuộc của các bà nội trợ tuy nhiên một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, tế bào ung thư đặc biệt chọn đường glucose làm thức ăn.

AI sẽ trở thành phương thức chính thức để khách hàng tương tác với ngân hàng / Ra mắt Trung tâm trải nghiệm công nghệ giáo dục toàn cầu tại Thái Lan

Glucose xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ngọt". Đây là một loại đường có trong thực phẩm mà cơ thể sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Khi glucose đi qua dòng máu đến các tế bào, thì được gọi là đường huyết hoặc đường trong máu.

Glucose còn được biết với tên khác là đường huyết, đây chính là chìa khóa để giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Khi glucose đạt mức tối ưu thì thường không được chú ý. Nhưng khi chúng lệch khỏi giới hạn được khuyến nghị, bạn sẽ nhận thấy những tác động bất thường lên các hoạt động hàng ngày của mình.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí BMC Biology, các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, nhiều tế bào ung thư đặc biệt chọn glucose làm thức ăn và chúng tiêu thụ glucose nhanh hơn các tế bào bình thường từ 50 đến 100 lần.

Tế bào ung thư đặc biệt thích đường glucose làm thức ăn. Ảnh minh họa

Vì các tế bào ung thư thích chuyển hóa đường làm nguồn năng lượng của chúng, nên việc ăn một lượng lớn đường có thể khiến ung thư phát triển và lây lan nhanh hơn. Đây chính là lý do tại sao có nhiều bằng chứng dịch tễ học cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ruột kết, tuyến tiền liệt, gan và tuyến tụy.

Ngày càng nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, lượng đường ăn vào có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ ung thư.

Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã theo dõi 3.184 người Mỹ trong độ tuổi từ 26 đến 84 từ năm 1991 đến năm 2013 và phát hiện ra rằng, uống nhiều nước hoa quả hơn có liên quan đến việc tăng 58% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Đồ uống có đường càng cao thì càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến béo phì.

Một nghiên cứu dịch tễ học trên 60.000 phụ nữ ở Thụy Điển cho thấy rằng, những người có chế độ ăn uống lượng đường cao có nhiều khả năng bị ung thư vú hơn nhóm còn lại.

Ngoài ra, những phụ nữ thuộc nhóm dân số ăn nhiều đường nhất (hơn 35g đường sucrose mỗi ngày, cộng với bánh mì ngọt và bánh quy hơn 3 lần mỗi tuần) có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tăng lên đáng kể.

Một số nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã cùng nhau thực hiện một cuộc đánh giá có hệ thống đối với 37 nghiên cứu về đường và nguy cơ ung thư được công bố trên các tạp chí có thẩm quyền từ năm 1990 đến năm 2017. Người ta phát hiện ra rằng, ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách thúc đẩy rối loạn điều hòa insulin - glucose, stress oxy hóa, viêm và béo phì. Trong số đó, hai nghiên cứu về lượng đường bổ sung cho thấy: Ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng 60% đến 95% nguy cơ ung thư.

Không chỉ vậy, nếu ăn quá nhiều đường có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do ung thư.Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 7.447 người được thử nghiệm trong nhiều năm để xem xét mối liên hệ giữa lượng đường của họ với tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tỷ lệ tử vong do ung thư và tỷ lệ tử vong nói chung. Họ phát hiện ra rằng cứ tăng 5g đường mỗi ngày thì nguy cơ ung thư tăng 8%. Ngoài ra, việc tiêu thụ đường đơn trong đồ uống và nước ép trái cây có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do ung thư nói chung và tử vong do mọi nguyên nhân.

Carbohydrate (đường ngọt và đường bột) là một trong 4 phần của ô vuông thức ăn. Nhóm bột đường này sẽ cung cấp đến 50-60% năng lượng cho cơ thể.

Nhu cầu dinh dưỡng của carbohydrate trung bình khoảng 10g/kg thể trọng/ ngày. Trong đó, dạng đường ngọt (sugary carb) chiếm dưới 10%, khoảng 1 g/kg cân nặng/ngày.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mức giới hạn đường ngọt hay đường tự do trong chế độ ăn cũng là dưới 10% tổng lượng calo do carbohydrate cung cấp tiêu thụ.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm