Khoa học - Công nghệ

Người xem vô tuyến hơn 8 tiếng mỗi ngày có nguy cơ cao bị đột quỵ

Người trưởng thành dành hơn 8 tiếng mỗi ngày để xem vô tuyến, hoặc các trò tiêu khiển ít vận động khác như đọc sách hoặc chơi game, có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 7 lần.

Khởi động Chương trình Sáng kiến trẻ Việt Nam - InnoCity 2021 kết nối 150 điểm cầu tại 16 quốc gia / Khẩu trang nào phù hợp với các đơn vị hồi sức cấp cứu trong điều trị COVID-19?

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Calgary đã giám sát sức khoẻ và thói quen sống của 143.000 người trưởng thành ở Canada trong trung bình 9,4 năm.

Họ đã ghi nhận 2.965 vụ đột quỵ xảy ra trong thời gian nghiên cứu, với tỷ lệ cao hơn ở những người thích các trò tiêu khiển ít vận động và lười tập thể dục.

Chú thích ảnh
Người lười tập thể dục lại ngồi lâu xem vô tuyến, điện thoại có nguy cơ bị đột quỵ cao. Ảnh minh hoạ: Shutter Stock

Theo Hội Tim mạch Mỹ, người Mỹ trưởng thành dành trung bình khoảng 10,5 tiếng hàng ngày để xem vô tuyến, dùng điện thoại hay máy tính. Những người ở độ tuổi từ 50 – 65 thậm chí còn tiếp xúc với màn hình điện tử nhiều hơn thế.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng người lớn càng dành nhiều thời gian cho các hoạt động ít vận động thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó có đột quỵ, càng cao. Hơn nữa, 9/10 ca đột quỵ là do các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được dễ dàng, ví dụ như ngồi xem vô tuyến quá lâu.

Tờ Daily Mail đưa tin tác giả nghiên cứu, nhà thần kinh học Raed Joundi tại Đại học Calgary, cho hay khoảng thời gian “bất động” mà người dân ngồi hoặc nằm nhưng không phải để ngủ đang tăng lên tại Mỹ và Canada. Theo ông, việc xác định liệu lối sống ngồi lâu trước màn hình có thể dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi hay không là điều rất quan trọng, bởi vì đột quỵ có thể gây tử vong sớm hoặc làm suy giảm đáng kể chức năng và chất lượng cuộc sống.

Cụ thể, trong nghiên cứu, Tiến sĩ Joundi cùng đồng nghiệp đã theo dõi sức khoẻ và lối sống của 143.000 người trong trung bình 9,4 năm. Những người tham gia cuộc khảo sát này đều không có tiền sử bị ung thư, bệnh tim mạch hay đột quỵ. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hồ sơ bệnh viện để xác định người nào bị đột quỵ trong thời gian theo dõi.

Dựa trên lượng thời gian những người này dành cho các trò tiêu khiển “bất động như xem vô tuyến, dùng điện thoại, máy tính hay đọc sách, họ sẽ phân chia đối tượng thành 4 nhóm.

 

Tương tự, người tham gia cũng được chia thành 4 nhóm lớn tương đương nhau, dựa theo mức độ hoạt động thể chất hàng ngày của họ. Mức vận động thấp nhất tương đương với đi bộ 10 phút. Tiến Joundi lưu ý rằng đi bộ 10 phút hoặc ít hơn mỗi ngày tức là chưa bằng 1/2 mức vận động mà Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo.

Nghiên cứu phát hiện rằng, trong toàn bộ chương trình nghiên cứu, 2.965 ca đột quỵ xảy ra với 90% là dạng đột quỵ thiếu máu cục bộ, xảy ra khi một mạch máu cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn.
Trên trung bình, các nhóm đối tượng dành 4,08 tiếng mỗi ngày cho hoạt động giải trí “bất động”.

Trong đó, người trưởng thành từ 60 tuổi trở xuống có xu hướng dành ít thời gian hơn là 3,9 tiếng, người từ 60 – 79 tuổi là 4,4 tiếng và những người từ 80 trở lên là 4,3 tiếng.

 

Họ nhận thấy rằng những người từ 60 tuổi trở xuống có mức độ hoạt động thể chất thấp và dành nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày cho các hoạt động giải trí “bất động” có nguy cơ đột quỵ cao hơn 4,2 lần so với những người chỉ dành 4 giờ cho những trò tiêu khiển như vậy.

Nhóm ít vận động nhất, là những người ít tập thể dục lại xem vô tuyến hơn 8 tiếng mỗi ngày, có nguy cơ đột quỵ cao gấp 7 lần người chăm tập luyện hơn và chỉ xem vô tuyến khoảng 4 tiếng mỗi ngày.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm