Phát hiện Hệ Mặt Trời bé kỷ lục
Người ngoài hành tinh đang do thám hệ Mặt Trời? / Bão Mặt Trời - Cơn thịnh nộ phát ra từ 'lò hạt nhân' khổng lồ đáng sợ thế nào?
Kính thiên văn Kepler phát hiện hệ hành tinh xoay quanh ngôi sao KOI-500 "chật chội" nhất từ trước tới nay. |
KOI-500 nằm cách chòm sao Lyra khoảng 1.100 năm ánh sáng. Đây là một hệ hành tinh siêu chật chội, thậm chí là “nhồi nhét” nhất từng được phát hiện từ trước tới nay khi có tối thiểu 5 hành tinh đang quay quanh KOI-500 với khoảng cách từ 1.3 – 2.6 lần kích cỡ Trái Đất.
Chính vì quỹ đạo của các hành tinh này quá gần KOI-500 nên “năm” của chúng – tức khoảng thời gian cần thiết để chúng quay quanh ngôi sao này chỉ kéo dài lần lượt 1.0; 3.1; 4.6; 7.1 và 9.5 ngày Trái Đất. Chúng cũng gần nhau tới mức lực hút lẫn nhau vừa kéo vừa đẩy quỹ đạo chuyển động. Tuy nhiên, những quỹ đạo này có vẻ rất ổn định – chúng không hề gặp nguy cơ va chạm vào nhau hay đẩy nhau ra xa khỏi KOI-500, nhà thiên văn Ragozzine tiết lộ trên Space.com.
Ragozzine tin rằng ban đầu, hệ hành tinh bao quanh KOI-500 trải rộng hơn nhưng do tương tác trọng lực giữa các hành tinh, cộng thêm sức ép từ khí gas mà hệ tinh này bị ép nhỏ lại như hiện nay.
Cùng với việc tìm thấy ngày càng nhiều Hệ Mặt Trời mới, các nhà khoa học cũng nhận thấy hầu hết các hệ đều có quỹ đạo gần với tiểu hành tinh hơn nhiều so với khoảng cách từ bất cứ hành tinh nào thuộc Thái Dương Hệ đến Mặt Trời. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được vì sao Thái Dương Hệ lại trải rộng và khác thường đến như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp ChatGPT và nhiều công cụ AI, quyết đấu Google
Vì sao kim loại chiến lược Antimon có thể thay đổi cục diện địa chính trị thế giới?
Tìm kiếm tài năng, thúc đẩy sáng tạo từ doanh nghiệp khởi nghiệp
Phát hiện mới củng cố giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa
Biến rong biển thành nhiên liệu xe hơi, hóa giải nguy cơ khủng hoảng môi trường
Công nghệ tác động thế nào đến ngành logistics?