Saseagroup mong sớm đưa sa sâm Việt vào nghiên cứu lâm sàng, đẩy nhanh sản xuất để tham gia chống COVID-19
DNVN - Tại Hội thảo “Báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm triển khai ứng dụng y, dược cổ truyền trong phòng, chống dịch COVID-19”, TS. BS. Nguyễn Thị Kim Nga, Giám đốc Nghiên cứu - Phát triển, Tập đoàn Saseagroup bày tỏ mong muốn sớm được đưa sa sâm Việt vào nghiên cứu lâm sàng, đẩy nhanh quá trình sản xuất chống COVID-19.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc sắc y học cổ truyền / Đau vai gáy cấp do lạnh: Phòng và điều trị theo y học cổ truyền
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì hội thảo Báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm triển khai ứng dụng y, dược cổ truyền trong phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực kết hợp y học hiện đại và học cổ truyền trong điều trị, phòng, chống COVID-19, đồng thời nỗ lực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc nghiên cứu bệnh COVID-19.
Bệnh COVID-19 do virus gây ra nên chưa có thuốc Đông y và Tây y điều trị đặc hiệu. Trong thời gian qua, thuốc y học cổ truyền của Việt Nam đã tham gia vào điều trị và kết hợp với y học hiện đại để điều trị có kết quả cụ thể đối với nhiều trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19.
Hội thảo “Báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm triển khai ứng dụng y, dược cổ truyền trong phòng, chống dịch COVID-19”
Chia sẻ nội dung “Nghiên cứu tác dụng chống SARS-COV-2 từ dược liệu vùng cát biển và sản xuất thuốc điều trị COVID-19” tại hội thảo, TS - BS Nguyễn Thị Kim Nga, Giám đốc Nghiên cứu - Phát triển, Tập đoàn Dược Mỹ phẩm Sa sâm Việt (Saseagroup) cho rằng: Khi dịch COVID-19 hoành hành, đặc biệt từ tháng 6/2021, việc nghiên cứu tác dụng của cây sa sâm trong phòng chống dịch được Tập đoàn đẩy mạnh, hoạt chất chiết xuất từ lá sa sâm Việt có kết quả trong cơ chế chống viêm quá mức đã được Đại học Cần Thơ - Đại Học Kyoto chứng minh và đăng trên tạp chí khoa học quốc tế… Đồng thời, đặt niềm tin cây sa sâm tại Bến Tre không những đang tạo một thế hệ dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao mà còn có tiềm năng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cơ thể người. Kết quả dày công nghiên cứu của Saseagroupcho thấy, cây sa sâm Việt có khả năng ức chế sự bài tiết bị gây ra do LPS: NO, các loại oxy phản ứng, TNF-α, các cytokine gây viêm.
Đồng thời, ức chế sự phosphoryl hóa Akt, điều chỉnh biểu hiện của heme oxygenase-1 (HO-1) thông qua yếu tố Nrf-2, ức chế căng thẳng oxy hóa và phản ứng viêm; ức chế hoạt hóa protein kinase mitogen, làm giảm căng thẳng lưới nội chất.
TS - BS Nguyễn Thị Kim Nga, Giám đốc Nghiên cứu-Phát triển, Tập đoànSaseagroupchia sẻ tại hội thảo
TS - BS Nguyễn Thị Kim Nga cho hay: “Chúng tôi đã xây dựng công thức cho 3 sản phẩm, bao gồm xịt mũi, xịt họng, viên uống, theo 3 giai đoạn biểu hiện của người nhiễm COVID-19. Hiện tại chế phẩm đã tiến hành thử nghiệp tiền lâm sàng, đang tiến hành pha tiếp theo để đủ điều kiện lâm sàng trong thời gian tới, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu tiền lâm sàng, bản thân gia đình Chủ tịch Saseagroup bị nhiễm và một nhóm nhỏ gồm 9 người yêu cầu được dùng thử đã cho kết quả thử nghiệm âm tính sau 3-5 ngày".
“Những thử nghiệm ban đầu này của chúng tôi mới chỉ có giá trị tham khảo, kết quả trên lâm sàng mới có giá trị quyết định. Chúng tôi rất mong được lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về mặt chuyên môn để chúng tôi sớm đưa sản phẩm vào nghiên cứu lâm sàng, đẩy nhanh quá trình sản xuất. Qua đó, chúng tôi có thể sớm góp phần phòng – chống dịch COVID-19 cùng Chính phủ và Bộ Y tế”, TS - BS Nguyễn Thị Kim Nga nói thêm.
Hà Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo