Đời sống

Trong y học cổ truyền, bạn đã biết tác dụng của quả cau như thế nào chưa?

Quả cau là loại quả quen thuộc và còn là dược liệu hữu ích trong y học cổ truyền. Vậy tác dụng của quả cau đối với sức khoẻ con người là gì.

7 tác dụng tuyệt vời của lá chanh với sức khỏe / Tác dụng phụ của cái bó xôi bạn cần biết

Hiểu đúng về tác dụng của quả cau sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình giải pháp tốt hơn trong việc sử dụng quả cau cho quá trình điều trị bệnh một cách hiệu quả, an toàn hơn đối vớisức khỏengười bệnh.
1. Quả cau là gì?

Mọi người đều biết đến quả cau, quả cau là một loại quả vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Quả cau tách vỏ còn được kết hợp với lá trầu không và vôi tôi trở thành một món ăn vặt không thể thiếu đối với các mẹ, các bà ngày xưa.

Trầu cau còn đem ý nghĩa tâm linh khi là những món không thể thiếu trong những ngày lễ Tết, đám hỷ hay đám hiếu của người dân Việt Nam.

Quả cau không chỉ tượng trưng cho văn hoá mà còn được biết đến là một loại dược liệu được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Công dụng của quả cau đã được các chuyên gia y học cổ truyền nghiên cứu và chỉ ra quả cau đem lại rất nhiều công dụng chữa bệnh.

Thông tin về quả cau

Trên toàn bộ cây cau, các bộ phận cụ thể như rễ, hoa, quả, vỏ hay hạt đều được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, quả cau và hạt cau là hai nguyên liệu được sử dụng làm thuốc nhiều nhất.

Thu hoạch quả cau theo mùa vụ, mỗi năm có thể thu hoạch cau từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Trong khi đó, quả cau có kích thước lớn và có màu xanh đậm, hạt của quả cau cứng và chuyển sang màu nâu nhạt là có thể hái được.

Chú ý, trong thời gian thu hoạch quả cau, không nên để quả cau chuyển sang màu vàng vì quả cau lúc này đã quá già, khi đó thì chất lượng của quả cau sẽ bị giảm xuống đáng kể.

Thành phần chính trong hạt cau là tanin, gồm có 4 ancaloit: arecolin, guvacolin, arecaidin và guvacin.

Trong y học cổ truyền, bạn đã biết tác dụng của quả cau như thế nào chưa? - Ảnh 2.

Các bộ phận cụ thể như rễ, hoa, quả, vỏ hay hạt đều được sử dụng để làm thuốc - Ảnh Internet

Trong y học cổ truyền, hạt cau có vị đắng, chát và có tính ôn, khi vào các kinh tỳ, vị, đại tràng thì hạt cau có tác dụng diệt trùng, tiêu ích, hành khí và lợi thuỷ.

Hạt cau có 2 loại là kê tâm tân lang với hạt cau có hình giống tim con gà và thoa thân tân lang với hình dạng hạt cau hình thoi. Trong đó, hạt cau kê tâm lang có nhiều tác dụng tốt hơn so với hạt cau thoa thân tâm lang.

Quả và hạt cau được lấy bằng cách đợi quả cau chín sau đó đem vỏ và hạt phơi hoặc sấy khô.

2. Điểm danh những tác dụng của quả cau

Tác dụng của quả cau chính từ hạt cau. Có thể hiểu đơn giản, thành phần quả cau được sử dụng để làm dược liệu chính là hạt cau bởi vì hạt cau có chứa arecolon và arecaidin có tác dụng làm tăng tiết nước bọt, đồng thời còn giúp tăng tiết dịch vị, tăng tiết dịch ruột hay làm tăng nhịp tim và tăng nhu động ruột.

Đối với sử dụng liều thấp thì có tác dụng kích thích thần kinh, trong khi đó sử dụng liều cao lại gây ức chế thần kinh. Thực tế, bản thân arecolin không độc nhưng khi ăn trầu, vì có vôi và nước bọt trung hòa nên arecolin được chuyển hóa thành arecalin không độc cho cơ thể con người.

 

Kèm theo đó, vỏ cau có tính cay ấm và được quy vào hai kinh tỳ. Theo Đông y thì vỏ cau còn có tác dụng hành thuỷ, hạ thuỷ chữa phù nề và đầy chướng, chữa cổ trướng, tình trạng tiểu tiện khó hay bị viêm thận.

Một số tác dụng của quả cau dựa vào hạt cau cụ thể có thể kể đến như sau:

2.1. Đối với sức khỏe răng miệng

- Diệt khuẩn, giúp chữa bệnh sâu răng:

Được biết, tanin trong quả cau có tính diệt khuẩn rất cao. Do đó, có thể ngăn ngừa mảng bám trên răng và giúp chữa bệnh sâu răng hiệu quả.

- Hỗ trợ điều trị bệnh khô miệng hiệu quả:

 

Đối với những người mắc chứng khô miệng thì việc nhai quả cay còn có tác dụng tạo ra một lượng bọt đáng kể. Do đó, tác dụng của quả cau trong trường hợp này giúp ngăn ngừa và cải thiện chứng khô miệng tương đối hiệu quả.

Trong y học cổ truyền, bạn đã biết tác dụng của quả cau như thế nào chưa? - Ảnh 3.

Tác dụng của hạt cau trong giảm khô miệng cho người bệnh - Ảnh Internet

2.2. Tác dụng của quả cau đối với não bộ

- Cải thiện chứng tâm thần phân liệt:

Một số nghiên cứu được thực hiện cho kết quả rằng, quả cau đem lại tác dụng hiệu quả trong việc tác động tốt đến người bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra chính xác được các nghiên cứu này thì cần thực hiện các nghiên cứu kỹ hơn bởi vì sử dụng sai cách còn có thể gây ra một số tác dụng phụ đến người bệnh.

- Quả cau tốt cho não bộ:

 

Trong một số nghiên cứu đã cho kết quả rằng, sử dụng hạt cau còn giúp cải thiện hệ thần kinh và đem lại hiệu quả kiểm soát tốt đối với người bệnh về não bộ.

2.3. Quả cau với tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý

- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở người bệnh:

Hạt cau với tác dụng được sử dụng để điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng và mức độ glucose trong máu thấp. Việc sử dụng thường xuyên trầu cau còn có thể đem lại hiệu quả ngăn ngừa các bệnh như thiếu máu.

- Tiêu diệt ký sinh trùng:

Được biết, trong hạt cau còn có tính kháng khuẩn tốt, giúp diệt vi trùng, diệt giun sán vì vậy hạt cau còn được sử dụng để điều trị các bệnh như sán dây hoặc giun đũa.

 

Sử dụng điều trị sán dây hoặc giun sán bằng hạt cau như sau: Dùng nước sắc hạt cau, nước sắc hạt cau giúp làm tê liệt sán ở phần đầu. Sau đó, sử dụng hạt bí ngô để làm tê liệt phần cuối của giun. Trong khi đó, phần giữ của giun sán nên kết hợp cả hạt cau và hạt bí ngô. Ngoài sán dây, giun đũa thì sử dụng hạt cau và hạt bí ngô còn chữa được giun móc, giun đũa hay giun kim.

- Kiểm soát bệnh tiểu đường:

Chất arecolin có trong hạt cau là chất đem lại hiệu quả kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Đối với các thử nghiệm được thực hiện trên động vật đã cho kết quả rằng hạt cau có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của động vật trong 1 khoảng thời gian khá dài.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng hạt cau với mục đích kiểm soát bệnh tiểu đường, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

- Quả cau có tác dụng chống đột quỵ:

 

Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt cau đem lại tác dụng hồi phục chứng đột quỵ cũng như giúp kiểm soát bàng quang, đồng thời còn giúp cải thiện sức khỏe cơ bắp hiệu quả.

Trong y học cổ truyền, bạn đã biết tác dụng của quả cau như thế nào chưa? - Ảnh 4.

Nhai hạt cau còn có tác dụng ngăn chặn nhanh chóng triệu chứng buồn nôn, do đó hạt cau trở thành bài thuốc thường được sử dụng khi đi tàu xe - Ảnh Internet

- Giảm cơn buồn nôn:

Đối với các trường hợp bị buồn nôn, nhanh chóng nhai một hạt cau có tác dụng giúp ngăn chặn nhanh chóng triệu chứng buồn nôn xảy ra. Do đó, hạt cau trở thành bài thuốc thường được sử dụng khi đi tàu xe.

- Chống trầm cảm:

 

Hạt cau có chứa chất kích thích thần kinh trung ương, vì thế hạt cau đem lại hiệu quả chống trầm cảm tốt, đồng thời còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng.

Lưu ý, sử dụng hạt cau với liều lượng lớn không tốt cho sức khỏe người bệnh, thậm chí còn có thể khiến thần kinh bị tê liệt. Do đó, trong quá trình sử dụng quả cau hay hạt cau đều cần có chỉ dẫn, thận trọng khi sử dụng.

3. Quả cau ngâm rượu có tác dụng gì?

Thực tế, rượu có nồng độ cồn cao và rượu có tính sát khuẩn rất tốt. Do đó, khi kết hợp rượu với quả cau còn làm tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt vô cùng tốt trong việc điều trị bệnh sâu răng, hỗ trợ giúp răng chắc khỏe cũng như đem lại hiệu quả điều trị viêm lợi, viêm nha chu tốt.

Để ngâm rượu với quả cau, quá trình thực hiện tương đối đơn giản và đem lại nhiều hiệu quả như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu từ 20 đến 25 quả cau tươi. Kèm theo đó là 1 lít rượu trắng, chú ý khi chọn rượu nên chọn rượu lúa mới của nhà máy vì đây là loại rượu đã được khử độc andehit.

 

Ngâm rượu bằng quả cau đơn giản như sau:

- Sử dụng dao tước hết phần vỏ xanh của quả cau tươi, sau đó bỏ vỏ xanh đi.

- Tiếp đến là tước phần cùi trắng bên trong quả cau cho tới hạt.

- Sau đó, bổ tách lấy hạt và tách hạt làm đôi hoặc làm 4.

- Tiếp đến đổ hạt cau vừa tách được, cùi trắng vừa tách từ hạt cau và rượu vào chai thủy tinh sạch.

 

Trong y học cổ truyền, bạn đã biết tác dụng của quả cau như thế nào chưa? - Ảnh 5.

Rượu từ quả cau có tác dụng tốt trong chăm sóc răng miệng - Ảnh Internet

- Thời gian ngâm rượu cau khoảng 1 tháng, cần bảo quản rượu cau ở nơi thoáng mát, khô ráo.

- Đến khi nước cau chuyển sang màu ngả vàng cánh gián thì có thể đem ra sử dụng.

Tuy nhiên, rượu cau ngâm càng lâu thì đem lại chất lượng càng tốt hơn. Có thể ngâm rượu cau thành nhiều chai và sử dụng từng chai một để tránh tình trạng bị nhiễm không khí.

Đối với quá trình sử dụng rượu cau giúp ngăn chặn các bệnh về răng miệng cần:

 

Đối với người sử dụng lần đầu, khi uống rượu cau chưa quen thì nên ngậm 1 chút một.

Nên ngậm rượu cau sau khi đánh răng hoặc trước khi đi ngủ. Nếu ngậm rượu cau vào buổi sáng cần ngậm khoảng 15 phút sau khi ngủ dậy.

Lưu ý, không nên súc miệng lại hoặc ăn uống ngay sau khi ngậm rượu cau mà cần thời gian để rượu cau ngấm vào nước rau.

Nếu cho trẻ em sử dụng cần pha loãng rượu cau với nước và dặn trẻ không được nuốt.

Tác dụng của quả cauđối với sức khỏe con người đặc biệt sức khỏe răng miệng là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, mọi thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần chú ý khi sử dụng quả cau với mục đích chữa bệnh. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng quả cau với mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh lý.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm