Khoa học - Công nghệ

Tàu thăm dò Mặt Trăng của Nhật Bản duy trì liên lạc với mặt đất

Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ngày 26/2 thông báo Tàu đổ bộ thông minh khảo sát Mặt Trăng (SLIM) do JAXA vận hành đã sống sót được qua đêm Mặt Trăng (tức là 2 tuần Trái Đất) trong điều kiện nhiệt độ đóng băng trên hành tinh này, mặc dù thiết kế của tàu không phù hợp tình huống này.

Phương pháp mới đánh giá triển vọng của các liệu pháp điều trị ung thư / Các nhà khoa học tìm ra chìa khóa phá bỏ rào cản lớn nhất để tạo năng lượng sạch vô hạn

Chú thích ảnh
Một tấm pin năng lượng mặt trời, có trọng lượng nhẹ hơn khoảng 5 lần so với pin mặt trời thông thường, được gắn trên tàu đổ bộ Mặt Trăng SLIM của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Tàu SLIM hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt Trăng ngày 20/1 vừa qua. Theo đó, Nhật Bản đã trở thành quốc gia thứ 5 có tàu vũ trụ đổ bộ Mặt Trăng, sau Liên Xô trước đây, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, ngay sau khi hạ cánh, tàu SLIM hết điện do các tấm pin không ở đúng góc hướng về phía Mặt Trời. Theo đó, tàu rơi vào trạng thái "ngủ" trong nhiệt độ thấp tới âm 183 độ C. Hơn một tuần sau đó, các tấm pin Mặt Trời có điện trở lại nhờ ánh sáng Mặt Trời đổi hướng.

Tối 25/2, JAXA đã liên lạc với tàu SLIM và đã nhận được phản hồi, qua đó xác nhận tàu đã hoạt động trở lại và duy trì được liên lạc với mặt đất. Trước đây, JAXA cho biết tàu SLIM không được thiết kế để sống sót được qua đêm Mặt Trăng.

JAXA cho biết camera đa tần của tàu SLIM tìm một loại khoáng chất có tên là "Olivine" trên bề mặt Mặt Trăng, để từ đó tiến hành phân tích thành phần của khoáng chất này. Việc so sánh khoáng chất này với các mẫu khoáng chất được tìm thấy trên Trái Đất sẽ giúp đưa ra các bằng chứng cho giả thuyết về vụ một va chạm lớn (Big Bang), theo đó Mặt Trăng được hình thành do Trái Đất va chạm với một hành tinh khác cách đây khoảng 4,6 tỷ năm.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm