Thúc đẩy xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh từ giải pháp chuyển đổi số
DNVN - PGS.TS Mai Quang Vinh, Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh từ giải pháp chuyển đổi số thông qua việc ứng dụng hiệu quả công nghệ eGap, eGap.vn, iMetos, MobiAgri.
Xây dựng, thử nghiệm có kiểm soát mô hình mẫu về chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại / Nhiều tập đoàn công nghệ Nhật Bản muốn hợp tác đầu tư chuyển đổi số tại Việt Nam
Theo PGS.TS Mai Quang Vinh, nông sản Việt đang đứng trước nhiều thách thức khi hội nhập sâu với thế giới. Bởi vậy, việc ứng dụng gói giải pháp công nghệ eGap (gói giải pháp quản lý điện tử 4.0 thực hành nông nghiệp tốt, eGap.vn (cổng thông tin quản lý, giám sát, truy xuất minh bạch và kết nối thị trường nông sản Việt Nam), iMetos (thời tiết thông minh), MobiAgri (app canh tác thông minh trên di động) đóng vai trò trọng yếu trong việc nâng cao giá trị nông sản Việt, tạo hiệu quả trong xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh.
eGap.vn tạo minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm.
Thứ nhất, việc ứng dụng này sẽ tạo ra Hệ thống Blockchain eGapOrigins cho cả chuỗi cung ứng bao gồm: Hệ thống QR code gắn với sản phẩm có nhãn và chứng nhận tiêu chuẩn của các hệ thống tiêu chuẩn đạt yêu cầu quốc tế, kể cả Global Gap, VietGap.
Hệ thống cơ sở dữ liệu xuyên suốt chuỗi giá trị. Hệ thống này sẽ được thiết kế để tăng phạm vi và quy mô, do vậy các hàng hóa mới có thể được thêm vào cơ sở dữ liệu dùng một nền Blockchain.
Cùng với đó là hệ thống thông tin liên kết người sản xuất và người mua, người tiêu dùng đầu cuối, ví dụ: VIETFARM-to-Table cũng được xây dựng nhằm thông suốt truy xuất và thúc đẩy thị trường.
Thứ hai, các ứng dụng trên giúp xây dựng ứng dụng mobile tích hợp và đầy đủ thông qua việc thúc đẩy tiếp cận và cung cấp các nền tảng học và hướng dẫn kỹ thuật trực tuyến về nông nghiệp 4.0 và các phương thức canh tác sản xuất an toàn, sạch, phòng ngừa sâu bệnh, tăng dinh dưỡng cho trái cây, giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…
Cung cấp các tiếp cận trực tiếp vào việc truy xuất nguồn gốc nhãn mác của hàng hóa trong cả chuỗi cung ứng. Cung cấp thông tin và phân tích xu hướng, yêu cầu của thị trường về sản phẩm hàng hóa. Đưa người sản xuất ứng dụng canh tác thông minh theo thời tiết trên mobile gọi là MobiAgri được xây trên điện thoại di động Anroid và IOS tải từ iPhone AppStore and Google Play.
Việc trang điện tử website dùng cho khách hàng là người tiêu dùng tại các điểm bán, các nhà hàng cũng người dùng có thể truy cập và biết về các trang trại, người sản xuất và cách thức sản xuất trồng quả. Khi áp dụng tiêu chuẩn vào quá trình trồng trọt, và được gắn nhãn, ví dụ tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, OrganicGap hoặc VietFarm, sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế và sinh thái cho hàng hóa và người tiêu dùng. nền tảng này cho phép người tiêu dùng tiếp cận được nguồn sản xuất như thế nào khi họ áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp 4.0.
Đồng thời, hệ thống giám sát đánh giá và báo cáo cũng cung cấp các thông tin tốt về các hoạt động của dự án, các hoạt động khởi tạo tại đầu cuối, đối tượng hưởng lợi và tác động về hệ sinh thái tới cộng đồng sản xuất và tiêu dùng. Hệ thống thông tin và báo cáo sẽ có bản đồ GIS xác định vị trí các trang trại từ Việt Nam tới khách hàng ở các thị trường khác nhau.
Các sản phẩm khuyến nông hướng dẫn trồng và chăm sóc cây trồng hàng hóa theo công nghệ nông nghiệp sạch, nông nghiệp 4.0 cũng được xây dựng trên nền tảng mạng hoặc video và có thể được truy cập và sử dụng. Hệ thống thí nghiệm dinh dưỡng của quả và sensor cảm ứng để xác định lợi ích của sản phẩm hàng hoá.
Cũng theo PGS.TS. Mai Quang Vinh, các ứng dụng trên cũng tạo giải pháp kỹ thuật về truy xuất hàng hoá từ trang trại đến điểm bán/ người tiêu dùng. Giải pháp này sẽ có một nhóm kỹ thuật Công nghệ thông tin để phát triển nền tảng công nghệ Blockchain cho nông nghiệp 4.0 và cả nền tảng ứng dụng trên di động có thể dùng được cho nông dân/người sản xuất, người chế biến, bán buôn, bán lẻ trong toàn bộ hệ thống cung ứng. Người tiêu dùng có thể sử dụng đầu đọc QR code để quét mã QR và tìm thấy thông tin trên website về sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm.
Về truy xuất nguồn gốc, sử dụng Blockchain eGapOrigins cho phép các bên có thể theo dõi đường đi của sản phẩm từ người tiêu dùng tới tận người trồng. Áp dụng và cấp chứng nhận cho người sản xuất (nông dân) và chế biến (doanh nghiệp). Những bên tham gia chuỗi cung ứng đều cần đăng ký trong hệ thống và nền tảng eGapOrigins để xác nhận chủ thể và nguồn gốc hàng hóa (ví dụ chứng nhận các tiêu chuẩn có thể được gắn nhãn và mã QR của tiêu chuẩn đó là sự bảo đảm) hàng hoá đạt tiêu chuẩn. thường được thực hiện bởi bên thứ 3 độc lập. eGapOrigins cũng cho phép nhận diện các đơn vị được chứng nhận sau khi có thanh tra.
Ứng dụng iMetosthúc đẩy xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh.
PGS.TS Mai Quang Vinh cho biết, nhằm xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh, Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam đã cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ký kết hợp đồng xây dựng và chính thức vận hành Cổng phụ hanoi.egap.vn phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi số nông nghiệp cho thành phố (bao gồm Cổng phụ, Trạm thời tiết thông minh iMetos Chương Mỹ, Cụm Camera giám sát đồng ruộng, Nhật ký điện tử, máy in tem Qr Code có phần mềm quản lý tem, Hợp đồng đặt ra mục tiêu quản lý, giám sát chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ tại HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, Chương Mỹ, cấp Tem Qr-Code có xác nhận của cơ quan quản lý và bên thứ 3 cho 20 ha lúa hữu cơ và 25 ha chuyển đổi hữu cơ).
Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam đã phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong xây dựng mô hình ứng dụng thí diểm eGap & eGap.vn cho 5 tỉnh vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu (Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Đắk Lak, Đồng Tháp) và dự kiến đến tháng 6/2022 sẽ mở rộng ra 6 tỉnh thuộc Đề án phát triển vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó, Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam đang phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật xây dựng Hệ thống Trạm thời tiết tổng hợp thông minh iMetos cảnh báo sâu bệnh, thời tiết, thiên tai tại các tỉnh thành.
Nhằm thúc đẩy xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh từ giải pháp chuyển đổi số, PGS.TS Mai Quang Vinh khuyến nghị cần thúc đẩy hợp tác triển khai dịch vụ giám sát egap.vn, hỗ trợ công nghệ, thời tiết thông minh và cấp Tem truy xuất Qr-Code eGap, thiết kế bao bì, thương hiệu, mã nhận diện, ký kết tiêu thụ trên sản thương mại nông sản điện tử và các điểm tiêu thụ, bán hàng cho từng lô sản phẩm tới từng hộ sản xuất.
Đồng thời, thúc đẩy hoạt động phối hợp tập huấn tiêu chuẩn, quy trình sản xuất cho các cây trồng, vật nuôi, thủy sản và các sản phẩm OCOP, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và xây dựng các vùng nuôi trồng và sản xuất có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Hà Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo