Tranh cãi về chuyện hồi sinh các loài đã tuyệt chủng
Cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 đã bắt đầu trên Trái Đất? / Người tóc đỏ sắp tuyệt chủng vì Trái Đất nóng lên?
Những nỗ lực đầu tiên
Các nhà sinh vật học từng làm sống dậy loài gấu Pyrenean ibex đã tuyệt chủng một cách chớp nhoáng vào năm 2003 bằng cách tạo ra một cá thể nhân bản vô tính từ một mẫu tế bào đông lạnh trước khi toàn bộ loài này biến mất vào năm 2000. Dù con gấu nhân bản vô tính chỉ sống được 7 phút sau khi chào đời, nhưng nó đã khiến các nhà khoa học hy vọng giấc mơ hồi sinh các loài tuyệt chủng có thể trở thành hiện thực.
Các nhà khoa học Nga và Hàn Quốc đang tìm cách hồi sinh voi ma mút - loài họ hàng của voi hiện đại đã tuyệt chủng cách đây khoảng 3.000 – 10.000 năm. Ảnh: NatGeo |
10 năm sau, một nhóm các nhà nghiên cứu và chuyên gia bảo tồn đã nhóm họp ở thủ đô Washington của Mỹ theo lời mời của diễn đàn TEDxDeExtinctionđể thảo luận về cách hồi sinh những động vật đã tuyệt chủng, từ hổ Tasmania, mèo răng kiếm tới voi ma mút và bồ câu viễn khách Bắc Mỹ.
Mặc dù các nhà khoa học không kỳ vọng sẽ xây dựng được “công viên kỷ Jura” trong đời thực nhưng theo họ, một loài đã tuyệt diệt cách đây vài ngàn năm có thể được hồi sinh chừng nào còn đủ ADN cổ đại nguyên bản.
Một số chuyên gia đặt hy vọng của họ vào loài voi ma mút, họ hàng của voi hiện đại đã tuyệt chủng cách đây khoảng 3.000 – 10.000 năm và để lại cho tới nay một số xác chết được bảo quản cực tốt trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia. Các nhà khoa học ở Nga và Hàn Quốc đã bắt tay vào một dự án đầy tham vọng nhằm cố gắng tạo ra một mẫu vật sống bằng cách sử dụng các hạt nhân lưu trữ ADN của một tế bào voi ma mút và một trứng của voi châu Á. Điều này được đánh giá cực khó vì không ai biết bao giờ có thể trích lấy được trứng từ một con voi.
ADN từ các loài đã tuyệt chủng không nhất thiết phải được bảo quản trong điều kiện giống như Bắc Cực mới có thể hữu ích cho các nhà khoa học. Lí do là vì, các nhà nghiên cứu đã có thể bắt đầu tổng hợp bộ gen của các loài đã tuyệt chủng từ những mẫu vật trưng bày trong bảo tàng suốt một thế kỷ. Theo cây bút khoa học Carl Zimmer, nếu nghiên cứu hồi sinh loài đã tuyệt chủng được tiến hành vì mục đích khoa học, các tác giả cần phải xem xét chất lượng ADN ở những động vật đã chết cũng như những kỹ thuật thực hiện quá trình đó.
Chẳng hạn như, một nhóm nghiên cứu gồm cả chuyên gia về gen đến từ Đại học Harvard (Mỹ) George Church đang nỗ lực hồi sinh bồ câu viễn khách – một loài chim từng bay rợp trời Bắc Mỹ. Họ đã có thể ghép dính gần 1 tỉ ký tự (mỗi nucleotide trong 4 nucleotide tạo thành ADN có một kiểu ký tự riêng) trong hệ gen của loài chim này dựa vào ADN trích lấy được từ một mẫu vật 100 năm tuổi trong bảo tàng. Họ hy vọng sẽ kết hợp những gen đặc trưng này vào hệ gen của một con chim bồ câu đá phổ biến để làm sống dậy loài chim bồ câu viễn khách hoặc ít nhất tạo ra thứ gì đó gần như vậy.
Cách đây vài năm, một nhóm nhà nghiên cứu khác đã phân tách ADN từ một mẫu vật 100 tuổi của một con hổ Tasmania non. Con hổ đã được bảo quản trong cồn tại Bảo tàng Victoria ở Melbourne, Australia. Vật liệu di truyền của nó đã được cấy ghép vào các phôi chuột – điều đã chứng tỏ phát huy hiệu quả ở chuột sống.
Có nên hồi sinh loài đã tuyệt chủng?
Khi khả năng làm sống dậy các loài đã tuyệt chủng đang tiến gần tới hiện thực, không ít người đã đặt ra câu hỏi: Liệu chủng ta có nên hồi sinh những loài này?
Chuyên gia Stuart Pimm thuộc Đại học Duke (Mỹ) bày tỏ ý kiến rằng, những nỗ lực hồi sinh động vật đã tuyệt chủng có thể tạo ra “sự uổng phí khủng khiếp” nếu các nhà khoa học không biết để những sinh vật được hồi sinh ở đâu. (Các loài này từng bị biến mất khỏi trái đất do không có khả năng thích nghi sự thay đổi của điều kiện sống).
“Một con gấu Pyrenean ibex hồi sinh sẽ cần một mái nhà an toàn … Cánh thợ săn từng triệt hạ loài gấu hoang dã này tới mức tuyệt chủng. Nếu đưa con vật này tới nơi sinh trưởng tự nhiên, nó sẽ nhanh chóng trở thành món thực phẩm đắt giá nhất được săn lùng từ trước tới nay”, ông Pimm nhấn mạnh.
Ông Pimm cũng lo ngại rằng, việc hồi sinh các loài tuyệt chủng có thể tạo ra ấn tượng sai lầm rằng, khoa học có thể cứu giúp những loài đang bị đe dọa, làm sao lãng sự chú ý tới việc bảo tồn.
Trong khi đó, một số chuyên gia khác lại quả quyết, việc hồi sinh những sinh vật mang tính biểu tượng, hấp dẫn có thể thu hút thêm sự ủng hộ đối với việc bảo tồn các loài.
Theo cây bút khoa học Zimmer, nhiều người cảm thấy thích thú với việc được chứng kiến các nhà khoa học làm sống dậy loài chim rẽ lớn – một phiên bản của chim cánh cụt ở Bắc bán cầu. Loài chim to lớn, không biết bay này đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò