Khám phá

Những loài động vật thoát tuyệt chủng nhờ nuôi nhốt

Đầu năm nay, một cụ rùa 130 tuổi đã gây sốc khi một mình nó đã giúp vực dậy toàn bộ dân số của loài khỏi sự tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Tào Tháo đại bại trong trận chiến Xích Bích, tội đầu không thể không tính cho vị quân sư này! / CLIP: Tận mắt xem cá hồi bay như chim để lội ngược thác

Cụ rùa "Diego" đã giúp tăng số lượng rùa Galapagoslên hơn 2.000 con sau khi nó được chuyển từ Vườn thú San Diego đến Quần đảo Galapagos. Đây là một phần của chương trình nhân giống nuôi nhốt - các sáng kiến khuyến khích các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong vườn thú hoặc các cơ sở khác sinh sản với mục đích thả con non trong tự nhiên để hồi sinh các quần thể đang trên bờ vực biến mất.

Cụ rùa Diego đã sinh ra 800 con rùa con, giúp khôi phục 40% số lượng loài rùa Galapagos.

Cụ rùa Diego đã sinh ra 800 con rùa con, giúp khôi phục 40% số lượng loài rùa Galapagos.

Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu đã giảm trung bình 68% chỉ trong hơn bốn thập kỷ, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cảnh báo trong một báo cáo công bố hồi tháng 9.

Những loài động vật thoát tuyệt chủng nhờ nuôi nhốt - ảnh 1

Kền kền California gần như tuyệt chủng hồi thập niên 1980 do nạn săn bắn và đầu độc. Sau 4 năm những cá thể cuối cùng được đưa vào sở thú San Diego, số lượng kền kền California đã tăng gấp 10 lần lên 330 con vào năm 1992.

Những loài động vật thoát tuyệt chủng nhờ nuôi nhốt - ảnh 2

Trong những năm 1960 và 70, khỉ sư tử vàng tamarin, vốn sống ở bang Rio de Janeiro, Brazil, đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Sự kết hợp giữa nạn phá rừng và buôn bán vật nuôi đã làm giảm dân số chỉ còn vài trăm cá thể, cho đến khi gần 150 vườn thú hợp lực để cứu loài này. Họ bắt đầu một chương trình nhân giống nuôi nhốt toàn cầu, cùng với nỗ lực của các nhà bảo tồn Brazil để bảo vệ môi trường sống tự nhiên của loài khỉ, đã giúp tăng số lượng khỉ hoang dã lên hơn 3.500 con.

Theo Lesley Dickie, Giám đốc điều hành của Durrell Wildlife Conservation Trust, một tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh được thành lập để cứu các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các loài vật trên khắp thế giới đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ việc mất môi trường sống, biến đổi khí hậu và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Ông Dickie nói rằng các chương trình nuôi nhốt cung cấp một lựa chọn cuối cùng để cứu một loài đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên, hoặc có số lượng quá ít để duy trì một quần thể hoang dã.

Những loài động vật thoát tuyệt chủng nhờ nuôi nhốt - ảnh 3

Linh dương Ả Rập từng lang thang khắp bán đảo Ả Rập trước khi tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Sau khi được nhân giống trong sở thú vào đầu những năm 1980, linh dương đã được đưa trở lại các sa mạc ở miền trung Oman. Hiện có hơn 1.000 con sống trong tự nhiên, với các loài được du nhập trở lại Ả Rập Saudi, Jordan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.


Những loài động vật thoát tuyệt chủng nhờ nuôi nhốt - ảnh 4

Ngựa hoang Mông Cổ từng sinh sống trên các đồng cỏ ở Trung Á,nhưng việc mất môi trường sống và nạn săn bắn khiến chúng tuyệt chủng trong tự nhiên vào những năm 1960. Năm 1977, Tổ chức Bảo tồn và Bảo vệ Ngựa Mông Cổ bắt đầu trao đổi ngựa giữa các vườn thú.Toiwsu năm 1992, 16 con ngựa đã được thả vào tự nhiên ở Mông Cổ, và kể từ đó chúng đã được du nhập vào Trung Quốc và Kazakhstan. Hiện chúng vẫn được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng, ước tính có khoảng 2.000 con sống ngoài tự nhiên

 

Nhưng việc nhân giống nuôi nhốt thành công không hề đơn giản. Có một nguy cơ là loại bỏ động vật khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng sẽ gây hại cho quần thể hoang dã còn lại, làm giảm sự đa dạng di truyền và giảm tỷ lệ sống sót của chúng. Giao phối cận huyết có thể là một vấn đề và động vật nuôi nhốt có thể đưa các bệnh truyền nhiễm vào tự nhiên.

Theo Rachel Plotkin, một chuyên gia về động vật hoang dã tại quỹ David Suzuki, một tổ chức môi trường có trụ sở tại Canada, một khó khăn khác đó là đảm bảo rằng động vật được thả vào tự nhiên biết cách tự chống chọi với môi trường xung quanh xa lạ.

Những loài động vật thoát tuyệt chủng nhờ nuôi nhốt - ảnh 5

Năm 1974, chim cắt Mauritius là loài chim hiếm nhất trên thế giới. Mất môi trường sống, lạm dụng thuốc trừ sâu và sự du nhập của các loài ngọai lai khiến chỉ còn 4 cá thể ngoài tự nhiên. Một chương trình sinh sản nuôi nhốt trên đảo Mauritius đã loại bỏ thành công trứng kestrel khỏi tổ trong tự nhiên và cho chúng nở trong lồng ấp. Dân số loài này tăng lên khoảng 800 con vào những năm 2000. Với chỉ khoảng 200 cá thể trong tự nhiên, chim cắt Mauritius hiện vẫn được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.

Bà Plotkin nói thêm rằng các sáng kiến nhân giống có thể không thành công trừ khi chúng được kết hợp với việc giải quyết tình trạng suy thoái môi trường sống, thường là nguyên nhân gốc rễ của sự suy giảm của các loài.

Nhưng Plotkinvà Dickie đồng ý rằng một số loài đơn giản sẽ không tồn tại trong tự nhiên ngày nay nếu không có những nỗ lực của các chương trình này.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm