Khoa học - Công nghệ

Vẻ đẹp lộng lẫy của tinh vân hình bướm cách Trái Đất hàng nghìn năm ánh sáng

Cách Trái Đất hàng nghìn năm ánh sáng, có một "chú bươm bướm" lộng lẫy trong vũ trụ phát ra ánh sáng xanh và được bao quanh là những đám mây đỏ tím.

Những tuyệt tác hội họa mang tên Trái Đất / Trái Đất sẽ ra sao khi loài người biến mất?

Dù vậy, "chú bươm bướm" trên thực ra là một tinh vân hành tinh, một đám mây khí khổng lồ hình thành quanh một ngôi sao lâu năm nhưng vẫn chưa phát nổ. Trạm Quan sát Vũ trụ châu Âu (ESO) đã sử dụng Kính Thiên văn rất lớn (Very Large Telescope), được đặt tại Chile, để ghi lại hình ảnh rực rỡ của vật thể này trong vũ trụ.

tinhvan.jpg

Tinh vân hành tinh hình bướm NGC 2899.

Tinh vân hành tinh hình bướm này có tên là NGC 2899, nằm cách Trái Đất 3.000 - 6.500 năm ánh sáng trong chòm sao Vela, một chòm sao có thể nhìn thấy từ Bán cầu Nam.

Tinh vân hành tinh này không tồn tại lâu trong vũ trụ. Bức xạ tử ngoại khiến cho lớp vỏ khí quanh ngôi sao phát sáng nhưng điều này chỉ kéo dài vài nghìn năm trước khi chúng tan vỡ. Tinh vân hành tinh là những vật thể có vòng đời tương đối ngắn trong vũ trụ.

-CLIP: Bên trong tất cả các hành tinh có gì. Nguồn: Soi sáng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm