Vì sao thu hút doanh nghiệp phát triển theo hướng khoa học công nghệ còn hạn chế?
Công nghệ giúp doanh nghiệp thoát hiểm / Vietnam ETE & Enertec Expo 2024 sẽ quy tụ hơn 400 doanh nghiệp
Nhấn mạnh về vấn đề đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ông Đặng Quang Vinh - Chuyên gia cao cấp Khu vực Tư nhân của World Bank (WB) tại Việt Nam cho biết, hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam đang trong mức cao. Nhưng những thách thức trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thể gây cản trở cho sự gia nhập của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và cản trở tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp này.
Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Vinh nhấn mạnh, trở ngại lớn nhất tại Việt Nam cho việc thu hút doanh nghiệp phát triển theo hướng khoa học công nghệ là hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Cùng với đó, các vấn đề liên quan đến giáo dục, gây dựng lực lượng lao động chất lượng cao, tiếp cận vốn, hỗ trợ hệ thống khởi nghiệp còn nhiều bất cập.
Mặc dù đã có thành công trong triển khai chương trình khởi nghiệp nhưng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Chính phủ còn hạn chế. Hiện có 2 Bộ được giao nhiệm vụ chính về hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam là Bộ Khoa học và Công nghệ (phụ trách về chính sách đổi mới sáng tạo) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Tuy nhiên, hoạt động triển khai chính sách này bị phân tán ở nhiều cơ quan trực thuộc, dẫn đến chồng chéo và thiếu phối hợp. Hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp không phải lúc nào cũng được đối tượng thụ hưởng biết đến và bị hạn chế về quy mô, phạm vi hỗ trợ.
“Chính phủ Việt Nam đã có một số hoạt động hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng thực hiện nhiều chương trình cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ này còn rất hạn chế. Kinh nghiệm các nước như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc cho thấy, các nước hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều và trực tiếp hơn”, ông Vinh nói.
Đề án 884 (hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025) của Bộ Khoa học và Công nghệ được coi là chương trình hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu của Nhà nước.
Tuy nhiên, theo ông Vinh, chất lượng và công tác xác định đối tượng đào tạo về khởi nghiệp vẫn chưa đảm bảo theo quan điểm của các sáng lập viên và nhà đầu tư.
Đề án cần được cung cấp nguồn lực nhiều hơn nữa để đổi mới cách thức tổ chức thực hiện. Trong đó, cần có sự tham gia của khu vực tư nhân, theo mô hình hợp tác công tư để vận hành trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Việt Nam chưa có mô hình như vậy.
Đặc biệt, Việt Nam cần đổi mới chương trình thực hiện Đề án 844 theo hướng xây dựng doanh nghiệp sẵn sàng nhận đầu tư. Đơn giản hóa các quy định, giảm bớt rào cản pháp lý và tăng cường sự đóng góp của giới học thuật và nghiên cứu công lập.
“Chính phủ cần thúc đẩy hỗ trợ cho nghiên cứu chính sách cũng như các chương trình thuộc Đề án 844 một cách thiết thực hơn để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển theo hướng khoa học công nghệ. WB sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt vay vốn để phát triển trên lĩnh vực này”, ông Vinh cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI mất lợi thế độc nhất trên 365 Copilot sau quyết định của Microsoft
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian