Cúng công Công ông Táo thế nào cho đúng?
Tin tức trên báo Gia đình & Xã hội, theo sự tích Táo quân của người Việt, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch các vị Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Theo Giáo sư Sử học Lê Văn Lan, cúng Táo quân có hai tầng ý nghĩa. Ý nghĩa khởi nguồn của nó là bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm áp, no đủ của các tộc người.
Sau này, dựa trên các sự tích liên quan đến bếp lửa, dân gian mới sáng tạo ra câu chuyện "hai ông một bà" (thần Đất, thần Nhà, thần Bếp), và vẫn mang ý nghĩa mong một cuộc sống no đủ, bếp nhà luôn đỏ lửa. Dù ở tầng ý nghĩa nào thì tục cúng Táo quân cũng là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy.
Việc cúng Táo quân chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình, với mâm cơm canh thanh sạch, và 3 con cá chép - phương tiện để Táo quân lên chầu Trời, báo cáo công việc của gia đình năm qua. Người dân không nên cúng Táo quân ở nơi thờ chung của cộng đồng.
Dưới góc nhìn của Phật giáo, trước đây Hòa thượng Thích Thanh Từ đã khuyên người dân, lễ vật cúng Táo quân không nên quá câu nệ, có điều kiện thì làm mâm cơm canh, còn không thì thành tâm hoa quả là được.
Lễ cúng tiễn Táo quân tại nhà đã được Thượng tọa Thích Thanh Duệ hướng dẫn gồm có:
- Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu…
- Hương, đèn, nước, hoa quả tươi.
- 3 bộ mũ - áo - hia Táo quân, vàng nén.
- 3 con cá chép sống.
Đối với mâm cỗ mặn cúng Táo quân, người Việt chuẩn bị mâm cỗ cúng Táo quân khá cầu kỳ, bao giờ cũng có các món ăn và tiền vàng mã. Mâm cỗ cúng Táo quân trong truyền thống bao gồm rất nhiều món. Một mâm cỗ đầy đủ nhất thường có: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Báo VTC thông tin.
Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để Ông Táo đi lên trời. Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.
Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.
Sau khi thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn thì thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi đem hóa vàng mã, thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở các Táo lên chầu Trời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo