Khám phá

Để không lãng phí tài năng của các thủ khoa

Ra trường với tấm bằng đỏ trên tay và tự hào là thủ khoa đầu ra ĐH của trường. Tuy nhiên, nhiều thủ khoa đã gặp không ít những khó khăn khi xin việc.
Phan Anh Thư, thủ khoa đầu ra năm 2011 của ĐH Bách khoa Hà Nội tâm sự: "5 năm học ĐH, em nỗ lực, phấn đấu hết mình để ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc. Có một vài lựa chọn trong công việc, em cũng phân vân nhưng vẫn quyết định ở lại làm giảng viên của trường, bởi môi trường này giúp em tiếp tục được học tập cao hơn nữa. Nhưng cũng giống như các sinh viên khác khi ra trường làm ở cơ quan nhà nước, hệ số lương của em là 2,34 và chỉ nhận được 85% lương bởi đang trong thời gian tập sự".

Tương tự, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Mỏ - Địa chất Nguyễn Ngọc Dũng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn với mức lương hệ số 2,34 cho dù đang "đeo mác" giảng viên, mỗi tháng tổng thu nhập từ lương và giảng dạy tại trường khoảng 3 triệu đồng. Dũng cho biết: "Hiện nay, số thủ khoa tốt nghiệp ĐH làm việc ở các cơ quan nhà nước cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tùy thuộc vào con đường lựa chọn của mỗi người, có thể làm cho doanh nghiệp để có mức lương cao, hoặc làm trong cơ quan nhà nước có mức lương thấp nhưng lại có cơ hội để được cử đi học cao hơn. Những đãi ngộ đối với các thủ khoa hiện nay em cũng thấy bất cập, ra trường cũng không khác so với các bạn".


Qua 9 năm thực hiện xét nhận, tuyên dương thủ khoa xuất sắc các trường ĐH, Học viện tại Hà Nội đã có tổng cộng 973 thủ khoa được vinh danh. Các thủ khoa ngoài việc được vinh danh, còn có cơ hội vào làm việc các cơ quan nhà nước trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, theo tổng kết của Sở Nội vụ Hà Nội, từ năm 2003 đến nay, chỉ có 57 thủ khoa (6,62%) được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước của thành phố, chủ yếu được nhận vào làm việc trong ngành giáo dục, cơ quan hành chính.

Theo GDVN

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo