Khám phá

Đề xuất thành lập Viện Nghiên cứu và phát triển vi mạch - bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh

Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về thiết kế vi mạch điện tử (Ảnh:  ICDREC)

 
Những thành quả trong lĩnh vực thiết kế vi mạch của Thành phố Hồ Chí Minh đạt được sau 2 năm triển khai "Chương trình phát triển Công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020” góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ sản xuất chip thế giới. Năm 2014, Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về lĩnh vực thiết kế vi mạch điện tử.

Ngành công nghiệp vi mạch trong nước đã tạo ra bước ngoặt lớn khi cho ra đời thành công chip SG8V1 cùng sản phẩm ứng dụng chip như khóa container, thiết bị giám sát hành trình, điện kế điện tử, modem thu thập dữ liệu DCM, hệ thống quản lý ứng dụng RFID, thiết bị giám sát và định vị nguồn phóng xạ… Năm 2015, "Chương trình phát triển Công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020” sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) và doanh nghiệp ứng dụng chip cảm biến áp suất trong thiết bị máy đo huyết áp, thiết bị đo cột nước, đồng hồ nước; Tiếp tục hợp tác với Viện Fraunhofer (Đức), ICDREC –VNUHCM thực hiện đề tài về cảm biến sinh học (QCM – dạng sản phẩm MEMS) trong chương trình nghị định thư…

Viện Nghiên cứu và phát triển vi mạch - bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh thành lập sẽ giúp gắn kết các hoạt động từ nghiên cứu hàn lâm, thiết kế cho đến sản xuất thử nghiệm, ứng dụng các sản phẩm vi mạch và bán dẫn; thúc đẩy phát triển nghiên cứu, ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực vi mạch - bán dẫn mà còn  tác động đến các hoạt động khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực khác như công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, tự động hóa….

Theo kế hoạch, đến năm 2020, ngành vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh ước tính đạt 100-150 triệu USD với ít nhất 5 tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực công nghiệp điện tử đầu tư tại Việt Nam, trên 30 doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ươm tạo hoạt động ở lĩnh vực điện tử vi mạch cùng 2000 người hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm: kỹ sư, kỹ thuật viên...

"Chương trình phát triển Công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020" hiện đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến lĩnh vực vi mạch như Tập đoàn điện tử Samsung đầu tư 1,4 tỷ đồng vào Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh hay các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn đến từ Singapo, Hàn Quốc, Mỹ...



 

P.V
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo