DN Việt ca ngợi, muốn hợp tác làm lò đốt rác ông Kiên
Nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý rác thải đã đổ xô đến tìm hiểu sáng chế lò đốt rác phát điện của ông Bùi Khắc Kiên
Tiết kiệm bằng 1/3 công nghệ Nhật Bản
Trao đổi với ông Bùi Khắc Kiên, chủ nhân của sáng chế lò đốt rác phát điện bằng nhiệt năng ngày 16/7/2014, người nông dân này cho biết nhiều ngày qua, sau khi có bài viết trên báo, ông nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là các công ty xử lý môi trường.
“Ngày nào cũng có vài đoàn làm việc của các công ty đến thăm, nghiên cứu về sáng chế của tôi, tính đến thời điểm này đã có khoảng 20 đơn vị tư nhân đến gặp mời tôi hợp tác, còn những cuộc gọi điện thì tôi đếm không xuể. Tôi cảm thấy rất vui vì sáng chế của mình để xử lý rác đã thoát khỏi thảm cảnh trở thành một đống phế liệu.” – Ông Bùi Khắc Kiên chia sẻ.
Tuy nhiên, hiện tại ông Bùi Khắc Kiên cho biết: “Sức tôi có hạn, tôi không biết sẽ lựa chọn công ty nào đầu tiên. Tôi muốn sáng chế của tôi được nhân rộng, sử dụng hàng loạt, nhưng sản xuất hàng loạt thì ngoài khả năng của một ông nông dân như tôi.
Tôi hi vọng được sự quan tâm của nhà nước và các nhà khoa học để có thể biến giấc mơ của tôi thành hiện thực, bởi sáng chế này rất có lợi cho môi trường.”
Cũng trong chiều ngày 16/7, phóng viên đã trao đổi với ông Đỗ Văn Thái, Giám đốc công ty CP Khoáng sản Minh Đức, ông cho biết:
“So với một số công nghệ ở Hà Nội đang sử dụng, gồm cả Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Việt Nam thì nó tiến bộ hơn. Sáng chế của ông Kiên nâng được nhiệt độ của lò đốt hơn 1.300 độ C, hiện ở Việt Nam chỉ có một công nghệ của Nhật Bản là có thể đảm bảo được nhiệt độ đó.
Nhưng khi vận hành, công nghệ của Nhật phải phun dầu, chi phí rất đắt, trong khi với công nghệ của ông Kiên thì chỉ cần sử dụng chính chỗ rác thải mà mình cần phải đốt. Tính hiệu quả có thể thấy ngay.”
Ông Đỗ Văn Thái cho biết thêm: “Giá thành cho thiết bị của ông Kiên dự tính chỉ bằng 1/3 giá thành của Nhật Bản, chi phí hoạt động thấp, hiệu quả cao, thao tác đơn giản. Công ty của tôi quyết định đầu tư vào lĩnh vực xử lý môi trường khoảng 3 năm nay, là người đi sau, tôi có thể lựa chọn công nghệ nào để phù hợp nhất với mình. Tôi rất mong muốn có sự hợp tác với người nông dân này.”
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc vì sao một sáng chế của người Việt, có tính hiệu quả cao như vậy, mà trong bao nhiêu năm từ 2011 đến nay không được ứng dụng, chưa kể đến việc được nhân rộng. Ông Thái nhận định: Theo tôi thì trong thời buổi bây giờ, cái tốt chưa chắc đã được áp dụng, cái không tốt lại được áp dụng, có rất nhiều vấn đề rất khó nói. Còn cách áp dụng thế nào thì tùy từng người, tùy từng đơn vị thôi.”
Doanh nghiệp tư nhân thán phục
Trong khi đó, anh Công, chủ một doanh nghiệp tư nhân về xử lý rác thải môi trường ở Hải Dương, hiện đang sở hữu 5 lò đốt rác cho biết: “Thực ra với sáng chế của ông Kiên tôi đã biết mấy năm nay rồi, tiếp xúc với ông ấy cũng thấy rằng con người này có những điều mà không thể tưởng được. Tôi đã rất nhiều lần thăm quan lò đốt của ông Kiên, và cũng mời ông ấy tới thăm quan công ty của mình. Phải nói rằng tôi rất thán phục ông Kiên.”
Nhận xét về tính hiệu quả mà sáng chế của ông Bùi Khắc Kiên tạo ra, anh Công cho biết: “Sáng chế này cực kỳ hiệu quả. Còn cụ thể hiệu quả ở những yếu tố nào thì bất kỳ ai làm nghề nhìn vào cũng biết ngay. Hiện công ty của tôi sử dụng nhiều loại công nghệ, của nước ngoài có, trong nước có, nhưng so với sáng chế của ông Kiên thì thua xa.”
“Nếu sáng chế của ông Kiên được nâng thành mức dự án và triển khai quy mô lớn, trên diện rộng, thì nó không chỉ thay đổi một vài doanh nghiệp mà là cả bộ mặt của ngành xử lý môi trường ở Việt Nam.” – Anh Công nhận định.
Trao đổi với ông Ngô Hiệp Phương, người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế của TP Hồ Chí Minh, ông Phương cho biết rất quan tâm tới sáng chế của ông Kiên và đã chủ động liên lạc. Ông Phương mong rằng có thể làm thí điểm một lò đốt tại bệnh viện Từ Dũ – TP Hồ Chí Minh. Nếu hiệu quả, ông sẽ có cách để nhân rộng sản phẩm này.
Ngoài ra, hiện tại đang có một đơn vị của châu Âu quan tâm đến sáng chế của người nông dân này, nhưng ông Kiên chưa muốn công bố danh tính. Như vậy, sau công ty của Nhật Bản, đã có thêm đơn vị nước ngoài để mắt đến sáng chế của nông dân Việt Nam.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Cột tin quảng cáo