Dỡ bỏ cấm vận, Iran ngay lập tức hạ giá dầu cho châu Âu
Theo bảng giá công bố trên trang web chính thức của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Iran, giá ưu đãi đối với dầu thô nhẹ cho khu vực tây bắc châu Âu trong tháng 2/2016 sẽ giảm 4,85 USD mỗi thùng so với giá trung bình của dầu Brent; với dầu nặng, giá sẽ hạ xuống 6.55 USD mỗi thùng.
Hiện, mức ưu đãi với dầu thô nhẹ là thấp hơn 4,30 USD mỗi thùng còn giá dầu nặng này chỉ thấp hơn 0,55 USD. Trái lại, đại diện Tập đoàn này cho biết giá dầu của Iram đối với thị trường châu Á sẽ tăng nhẹ.
Ấn phẩm The Wall Street Journal nhận xét rằng với việc thông qua quyết định giảm giá bán dầu cho Châu Âu ngay sau Riyadh, Tehran đang nỗ lực chứng tỏ sự sẵn sàng của mình trong việc cạnh tranh với đối thủ lớn nhất của họ trên thị trường.
Ngày 16/1, Iran được dỡ bỏ phần lớn các lệnh trừng phạt quốc tế đã áp đặt lên đất nước này vì chương trình hạt nhân của họ. Đặc biệt, Tehran hiện lại đuợc phép bán dầu sang châu Âu. Nhiều nhà phân tích lo ngại về sự trở lại thị trường của một tay chơi tầm cỡ như vậy và chờ đợi khả năng giá nguồn năng lượng dự trữ tiếp tục sụp đổ.
Trong một cuộc phỏng vấn tại thủ đô Tehran, Thứ trưởng dầu mỏ của Iran là Amir Hossein Zamaninia cho biết đất nước vùng Vịnh này đang hướng đến mục tiêu ngay lập tức xuất khẩu khoảng 500.000 thùng dầu mỗi ngày. Iran cũng có kế hoạch bổ sung thêm một nửa triệu thùng nữa trong vài tháng tới.
Là nước có trữ lượng dầu thô lớn thứ 4 thế giới và có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất, sau khi được gỡ bỏ cấm vận, Iran ngay lập tức có thể tiếp cận khoảng 50 tỷ USD vốn đang bị đóng băng ở nước ngoài và sử dụng số tiền này tài trợ cho quá trình tái thiết ngành công nghiệp dầu khí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này