Dở khóc dở cười trẻ... tra Google làm bài tập
Cô Nguyễn Thị Thúy Hà, giáo viên THCS tại TP. Hồ Chí Minh cho biết vài ba năm trở lại đây cô thường xuyên bắt gặp những bài văn của học sinh mà khi đọc xong, không biết nên khóc hay cười. Không khó để nhận ra những bài văn ấy là "thành quả” sau khi học sinh tham khảo trên mạng Internet.
Một hôm qua nhà họ hàng chơi, tôi vô tình đọc được bài văn của bé Thi tả về Hồ Gươm với lời văn trau chuốt, thể hiện sự xúc động sâu sắc khi được tham quan hồ Hoàn Kiếm gắn với lịch sử vua Lê… Quá ngạc nhiên trước những câu văn rất sinh động của một học sinh cấp 1, tôi bèn hỏi: "Bài này con tự làm hay…?”
Bé trả lời: "Con tự làm đó dì”. "Sao con làm được hay vậy?”. "Cô giáo cho bài tập về nhà, con lên mạng, tra google về Hồ Gươm, thấy câu nào hay thì ghi lại rồi dàn thành bài văn, chứ con đã ra Hà Nội lần nào đâu mà được đến Hồ Gươm”. Thi còn hồn nhiên: "Trong lớp các bạn đều lên Google tra khi làm bài tập, cả môn địa lý, lịch sử cũng đều được điểm cao”.
Một phụ huynh có con trai học lớp 5 cũng kể lại cô giáo cho bài tập làm văn về nhà phát biểu cảm nhận về một loài cây em thích. Hôm đó mẹ đi vắng, sách tham khảo không có bài mẫu, bé vào Google tra được hai bài văn về cây phượng và tự "chế” thành bài văn của mình.
Tiến sĩ Phạm Phúc Vĩnh, trường Đại học Sài Gòn, cho rằng chuyện các em nhỏ "tham khảo” để làm bài văn chắp nối là kiểu học vẹt có từ xưa, chỉ khác là sách tham khảo được thay bằng Internet. Việc tra cứu kiến thức là cần nhưng nếu chỉ dừng ở việc thấy hay và chép lại thì rất nguy hiểm.
Kiểu học này không kích thích sự phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ, tạo thói quen ỷ lại công cụ, nếu không có những hỗ trợ từ những ứng dụng này, trẻ sẽ không tự tư duy được.
Tiến sĩ Vĩnh chia sẻ thêm, vào Google tra cứu không hẳn không tốt. Giáo viên, phụ huynh nên khuyến khích trẻ đưa ra cảm nhận của mình, khơi gợi ý để bé tự viết thành câu văn, dạy bé đưa ra cấu trúc giải quyết đề bài. Ông cũng nhấn mạnh cách tốt nhất để trẻ có kiến thức về một chủ đề làm văn là được tận mắt nhìn ngắm, trải nghiệm để trẻ tự cảm nhận được và định hướng bài viết của mình.
Theo Đại đoàn kết
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lưu Bị từng bỏ lỡ 4 nhân tài kiệt xuất: Người đầu tiên còn xuất sắc hơn cả Gia Cát Lượng
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Bí ẩn về ‘dòng sông cháy’ có khả năng luộc chín bất cứ thứ gì rơi vào
Loài cây siêu đẹp nhìn bề ngoài trông giống củ tỏi, là loài thực vật mới của thế giới được phát hiện tại Việt Nam
Tôn Ngộ Không thực sự không thể đánh bại Nhị Lang Thần? Hãy xem Quan Âm nói gì sau khi cả hai chiến đấu với nhau
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp