Tin tức - Sự kiện

Doanh nghiệp gánh nợ thêm hàng chục tỷ USD vì nhân dân tệ mất giá

(DNVN) - Đồng nhân dân tệ bất ngờ liên tiếp giảm giá đang làm hàng loạt các công ty Trung Quốc lâm vào cảnh khó khăn khi mất đi hàng tỷ USD so với tỷ giá cũ, các khoản nợ tăng lên còn tăng trưởng trong nước thì chậm lại.

Trong những năm qua, việc lãi suất trên toàn cầu duy trì ở mức rất thấp và thị trường nội địa thắt chặt các khoản cho vay, rất nhiều công ty Trung Quốc đã ra nước ngoài để vay vốn giá rẻ.

Kể từ năm 2010, các doanh nghiệp Trung Quốc, từ những tập đoàn dầu khí khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước cho tới những công ty bất động sản thiếu vốn đã tích lũy các khoản nợ rất lớn bằng đồng đô la Mỹ. Khi đồng nhân dân tệ tăng giá, các khoản vay này đã được trả một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, khi tỷ giá đồng nhân dân tệ 3 lần liên tiếp sụt giảm những ngày qua, các khoản nợ bỗng chốc "phình to" hơn hẳn. Hầu hết các công ty Trung Quốc đều không có biện pháp phòng ngừa rủi ro với các khoản vay bằng ngoại tệ của mình. Vì vậy, gánh nặng đang dồn lên bảng cân bằng tài chính của các công ty này.

Việc mất giá đồng tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các công ty nhỏ, dưới mức được xếp hạng tín nhiệm, với sức khỏe tài chính yếu kém.
Việc mất giá đồng tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các công ty nhỏ, dưới mức được xếp hạng tín nhiệm, với sức khỏe tài chính yếu kém.

Theo Dealogic, tổng số nợ bằng USD của các công ty Trung Quốc, bao gồm cả trái phiếu và tiền mặt, đã lên tới 367,7 tỷ USD. Các khoản nợ mới đã tăng lên gấp 5 lần, đạt 135 tỷ USD chỉ trong vòng 5 năm qua.

Dù khoản nợ quốc tế này không đáng kể so với tổng nợ nội địa 18 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, việc đồng nhân dân tệ mất giá tới gần 4% chỉ sau ba ngày qua đã khiến số nợ này tăng đáng kể. Những doanh nghiệp trong nước đi vay đã mất thêm 11 tỷ USD do sự mất giá của đồng nhân dân tệ.

Một điều an ủi nhỏ đó là khoản nợ thêm sẽ không khiến các công ty mất đi dòng tiền của mình. Hầu hết các khoản nợ còn 2 năm tới mới đáo hạn, và đồng nhân dân tệ có thể sẽ tăng giá trở lại.

Trong số đó, những nhà phát triển bất động sản là những công ty vay mượn nhiều nhất ở thị trường nước ngoài. Để xoa dịu quả bom bất động sản đang nóng đỏ, Bắc Kinh đã cấm rất nhiều các công ty bất động sản vay vốn ở thị trường nội địa, hoặc cho vay với lãi suất trên trời. Điều này buộc các công ty phải tìm nguồn vốn khác.

Biểu đồ
Các công ty Trung Quốc phải chịu sự gia tăng gánh nặng về khoản nợ ngoại tệ khi đồng nhân dân tệ liên tục sụt giảm những ngày qua.

 

Glorious Property ở Thượng Hải là một ví dụ. Công ty này có trái phiếu vay 300 triệu USD đáo hạn vào tháng 10. Khi đồng nhân dân tệ mất giá 3%, công ty này phải trả nhiều hơn 8,9 triệu USD so với cách đây 3 ngày. Khoản nợ sẽ còn tăng thêm nếu đồng tiền này tiếp tục mất giá trong thời gian tới. Glorious từ chối bình luận về điều này.

Những công ty bất động sản Trung Quốc hiện có 62,5 tỷ USD trái phiếu đặt trên bảng cân bằng tài chính. Trong báo cáo gần đây, Jefferies cho biết tính đến cuối năm ngoái, 40% tổng khoản nợ của các nhà đầu tư bất động sản được vay bằng đô la Mỹ hoặc đô la Hồng Kông, trong khi đồng nhân dân tệ đều đang mất giá đáng kể so với hai đồng tiền trên.

Biến động càng lớn, khoản nợ của các công ty càng nhiều, dẫn tới rủi ro bị hạ mức tín dụng từ các tổ chức xếp hạng. Rất nhiều nhà phân tích đang giảm dự đoán về giá trị của đồng nhân dân tệ. Société Générale dự báo đồng đô la sẽ tăng gần 4% so với đồng nhân dân tệ vào cuối năm nay. Hiện tại, đồng tiền này đã mất giá 3%.

Country Garden, một công ty bất động sản lớn tại Tây Quảng Châu cho biết họ có thể mất 1,1 tỷ USD nếu đồng nhân dân tệ mất giá 5% so với Mỹ.

Trong khi đó, những công ty vay tiền nhiều nhất từ nước ngoài lại trong tình cảnh tốt hơn. Những DN nhà nước đầu tàu như China Petrochemical Corp, hay Sinopec, hay Cnooc thu về lượng đô la đáng kể từ những hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

 

"Hầu hết những công ty này đều là tập đoàn nhà nước và tiềm lực tài chính mạnh", Gary Lau, giám đốc điều hành của Moody tại Hồng Kông nhận định.

Thu Phương (WSJ)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo